Ngân hàng ngầm giờ đã là ngành trị giá 52 ngàn tỷ đô

12/04/2019 10:38
12-04-2019 10:38:33+07:00

Ngân hàng ngầm giờ đã là ngành trị giá 52 ngàn tỷ đô

Hoạt động cho vay phi ngân hàng – một ngành đã đóng vai trò trung tâm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 – giờ đang tăng trưởng vô cùng nhanh chóng và vẫn gây ra rủi ro khôn lường nếu các điều kiện tín dụng xấu đi.

Thường được gọi là “ngân hàng ngầm” (shadow banking) – một thuật ngữ chẳng mấy được hoan nghênh, những tổ chức này đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng bằng cách cho vay tới những người chưa đủ chuẩn để được vay và tài trợ cho một số công cụ đầu tư ngoại lai (exotic) – vốn đã sụp đổ khi các khoản vay có thế chấp dưới chuẩn đổ vỡ.

Các công ty này chịu sự quản lý ít hơn so với các ngân hàng truyền thống và do đó đi kèm với mức rủi ro cao hơn nhiều.

Trong những năm tháng sau cuộc khủng hoảng năm 2008-2009, tài sản của ngân hàng ngầm trên toàn cầu đã tăng trưởng lên 52 ngàn tỷ USD – tức tăng 75% so với năm 2010 – thời điểm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính kết thúc. Mức tài sản này được tính tới năm 2017, theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm trái pheiues DBRS – vốn dẫn lại dữ liệu từ Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB).

Mỹ vẫn chiếm phần lớn nhất trong ngành này với 29% (tương đương 15 ngàn tỷ USD tài sản), mặc dù tỷ trọng của Mỹ trên toàn cầu ngày càng suy giảm. Trong khi đó, ngân hàng ngầm ở Trung Quốc lại tăng trưởng mạnh mẽ, với 8 ngàn tỷ USD tài sản chiếm tỷ trọng 16% trên toàn cầu.

Trong lĩnh vực ngân hàng ngầm, phân khúc tăng trưởng mạnh nhất là “phương tiện đầu tư tập thể” – tức bao gồm nhiều quỹ trái phiếu, quỹ đầu cơ, quỹ thị trường tiền tệ và quỹ hỗn hợp. Tài sản của phân khúc này tăng trưởng 130% lên 36.7 ngàn tỷ USD. Nhóm này gây ra mối nguy cơ cực kỳ đáng lo ngại vì tính biến động mạnh và dễ bị nguy cơ thoái vốn ồ ạt. Ngoài ra, DBRS đánh giá phương tiện đầu tư tập thể là một rủi ro quá lớn từ ngành ngân hàng ngầm.

Trong lá thư gửi tới các nhà đầu tư, Jamie Dimon, CEO của JPMorgan, cảnh báo những rủi ro từ ngân hàng ngầm, mặc dù ông cho rằng vẫn chưa có rủi ro lan truyền.

“Lĩnh vực cho vay thế chấp phi ngân hàng, cho vay sinh viên, cho vay có đòn bẩy và một số khoản cho vay tiêu dùng tăng trưởng nhanh càng nhanh và cần phải được giám sát cẩn thận”, ông Dimon viết trong lá thư này.

Bóng ma khủng hoảng le lói

DBRS đề cập tới các rủi ro cụ thể từ các hành vi đi vay ngắn hạn nhưng lại cho vay dài hạn – hay được gọi với cụm từ “maturity intermediation” (tạm dịch: Trung gian đáo hạn) – vốn đã dẫn tới sự sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers và gây choáng váng cả Phố Wall. Bên cạnh đó, DBRS còn xác định các vấn đề về thanh khoản, đòn bẩy và chuyển giao tín dụng hoặc đầu tư vào các khoản đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao nhưng đi kèm với rủi ro rất cao – có thể bao gồm các khoản cho vay có đòn bẩy.

“Rủi ro mà ngân hàng ngầm gây ra cho hệ thống tài chính toàn cầu ngày càng lớn”, DBRS nhận định. “Sự suy yếu của các ngân hàng ngầm xuất hiện từ những hoạt động trên có thể dẫn tới những đợt rút vốn ào ạt, qua đó có thể kích động hoặc làm căng thẳng trên thị trường tài chính thêm phần trầm trọng”.

Dĩ nhiên, những người ủng hộ ngành này cho rằng các tổ chức thuộc ngân hàng ngầm vẫn đối mặt với quy định hà khắc và có tấm đệm an toàn lớn hơn trong những ngày tháng sau cuộc khủng hoảng tài chính. Họ nhấn mạnh tới tầm quan trọng của ngành này trong việc cung cấp nguồn tài trợ cho những người cần vốn mà không thể đi vay từ các ngân hàng truyền thống.

Trong một bài phân tích, DBRS cũng lưu ý rằng trên thực tế, các phương tiện đầu tư tập thể sẽ góp phần cung cấp tấm đệm an toàn chống lại tình trạng căng thẳng trên thị trường miễn là kiểm soát được tình trạng thoái vốn đồng loạt. Hơn thế nữa, môi trường lãi suất thấp – tràn nhập trên toàn thế giới khi các ngân hàng trung ương muốn nới lỏng bớt các điều kiện tài chính sau cuộc khủng hoảng – đã góp phần giảm thiểu rủi ro suy giảm.

Dù vậy, quy mô khổng lồ của ngành ngân hàng ngầm và các tổ chức tương tự trong ngành tài chính phi ngân hàng sẽ gây ra rủi ro vô cùng khôn lường nếu các điều kiện lý tưởng đột ngột thay đổi.

Lĩnh vực tài chính phi ngân hàng – cũng bao gồm các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và những định chế tương tự – đã tăng trưởng 61% lên 185 ngàn tỷ USD. Tài sản của các ngân hàng truyền thống tăng 35% lên 148 ngàn tỷ USD trong cùng kỳ.

DBRS xác định 3 rủi ro cụ thể mà các ngân hàng ngầm gây ra trong những thời điểm căng thẳng: Họ không được thiết kế để đối phó với những giai đoạn thanh khoản thấp và rút vốn đồng loạt; không có kinh nghiệm trong việc đối phó với giai đoạn các điều kiện tín dụng ngày càng yếu; và thiếu sự đa dạng về nguồn thu – một điều sẽ gây tổn thương nặng nề tới họ khi các thành phần của thị trường xấu đi.

Tài sản có thu nhập cố định gặp nguy cơ cực cao trong ngành phương tiện đầu tư tập thể, với 10.6 ngàn tỷ USD tài sản.

“Đà tăng mạnh của lãi suất sẽ gây ra khoản thua lỗ khổng lồ khi đánh giá lại theo thị trường và làm giảm tỷ suất sinh lợi của quỹ”, DBRS cho biết. “Trong một vài tình huống, sự suy giảm về thành tích có thể khiến các nhà đầu tư thoái vốn hàng loạt và dẫn tới khả năng bán tài sản bắt buộc. Những đợt thoái vốn hàng loạt có thể gây ảnh hưởng tới các quỹ khác và thị trường nói chung”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98