Nhịp đập Thị trường 25/04: Dầu khí trỗi dậy nhưng chưa đủ

25/04/2019 15:17
25-04-2019 15:17:00+07:00

Nhịp đập Thị trường 25/04: Dầu khí trỗi dậy nhưng chưa đủ

VN-Index cuối phiên chiề đóng cửa ở 974.13 điểm, giảm 0.29%, tương đương mức giảm cuối phiên sáng. Coi như cả phiên chiều, VN-Index loay hoay tìm cơ hội phục hồi nhưng bất thành. Nhóm dầu khí trỗi dậy, nhưng lực kéo chưa đủ chống lại lực đè từ ngân hàng và BĐS.

VN-Index tiếp tục bị đạp xuống bởi Large Cap, nhất là nhóm VN30. Với 17 mã giảm giá so với 10 tăng giá, chỉ số nhóm này lẫn VN-Index chịu sức nặng từ một loạt cổ phiếu ngân hàng và các đại gia vốn hóa như MSN, SAB, VIC… May thay vào phút cuối GAS, VJC được kéo lên cũng giúp 2 chỉ số trên hồi một chút.

Cổ phiếu dầu khí, dẫn đầu là GAS bất ngờ trỗi dậy trong phiên chiều. Ngoài những mã tăng giá từ sáng như BSR, OIL… đến chiều GAS, PVD, PVT… cũng đổi sang sắc xanh. PVD tăng giá có lẽ nhờ khối ngoại (mua 300 ngàn cp) cho dù công ty mới công bố kế hoạch năm nay trong thận trọng. Tương tự, khối ngoại có lẽ cũng là lực lượng giúp GAS tăng giá chiều nay. Tuy vậy, sự trỗi dậy nhóm dầu khí là chưa đủ khi 2 nhóm ngân hàng và BĐS vẫn chìm trong sắc đỏ.

BSR đang là một hiện tượng nổi bật của cổ phiếu dầu khí khi được khối ngoại mua ròng lớn. Sau khi đi ngang cả tháng nay, BSR đã có 2 phiên “ngóc đầu” lên, tạo ra dấu hiệu uptrend.

Cổ phiếu dòng bank trở nên bi quan khi một loạt mã giảm giá, ngay cả BID hay LPB vốn tăng giá trong phiên sáng cũng chuyển màu. Chỉ có EIB trụ vững trên tham chiếu, và NVB bất ngờ tăng 3.4%.

Nhóm BĐS dân dụng vẫn hầu như đỏ suốt phiên chiều, trừ 1 số Mid Cap như NTL, SJS hay TDH. NTL hôm nay tăng 1.3%, kéo dài chuỗi tăng giá từ đầu tháng đến nay, với tổng mức tăng lên đến 33%. SJS tiếp diễn cú hồi sau khi rớt thảm từ 23,000 đ/cp giữa tháng này.

Nhóm săm lốp không còn đồng thuận tăng giá như phiên sáng, đến chiều chỉ còn DRC tăng nhẹ 0.5%. Tuy nhiên nhóm sản xuất điện (thủy điện, nhiệt điện) lại nổi lên với nhiều mã tăng như TBC, BTP, NT2

HBC bất ngờ rớt 4% có lẽ do khối ngoại xả hơn 1.3 tr.cp. Công ty vừa công bố việc hợp tác với Hyundai Elevator, vốn được nhiều người kỳ vọng rằng sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 bên, hơn là HBC “mua” được thang máy giá rẻ. Tuy nhiên mấy hôm nay khối ngoại bỗng dưng xả cổ phiếu này. Cộng với thông tin một số quan chức tập đoàn đăng ký bán ra, trong khi sát hạn rồi mà HBC chưa công bố BCTC quý 1, có lẽ nhiều người e ngại công ty sẽ công bố BCTC tiêu cực.

Dù chỉ giao dịch mấy mươi phút cuối phiên, nhưng HVG tiếp tục lau sàn phiên thứ 3 liên tiếp. Giá cổ hiện đã quay lại xuống dưới 6,000 đ/cp và không loại trừ khả năng về đáy 5,000 đ/cp.

Phiên sáng: Tâm lý nghỉ lễ sớm?

Cán cân tăng giảm giá trong nhóm VN30 tích cực hơn so với đầu phiên: 12 tăng so với 18 giảm (đầu phiên 2 tăng và 22 giảm), tuy nhiên diễn biến chỉ số nhóm này lẫn chỉ số chính VN-Index cũng không cải thiện được là bao. VN-Index giảm 0.28% và VN30-Index giảm 0.2%. Mọi chỉ số phụ sàn HOSE cũng đều chìm trong sắc đỏ. Thanh khoản sáng nay vẫn… thấp như thường lệ.

Nhóm ngân hàng giữa phiên có những dấu hiệu hồi tích cực, số mã tăng giá nhiều lên, nhưng đến cuối phiên thì trật tự có vẻ như lặp lại giống đầu phiên, với đa số giảm giá. chỉ có 3 mã tăng giá là BID, EIB và LPB, trong đó LPB có thông tin liên quan đến đại hội cổ đông. VCB, TCB, MBB chìm trong sắc đỏ suốt phiên, ACB, SHB từng tăng giá, nhưng giờ lui về tham chiếu.

Diễn biến HNX-Index thật khiến bào mòn sự tự tin của các trader, nhất là những ai muốn khai thác con sóng midcap lúc này. Chỉ số này đầu phiên đi ngược HOSE, duy trì sắc xanh suốt hơn nửa thời gian giao dịch nhưng cứ giảm dần đều và giờ đã thấp hơn tham chiếu. VGC, VCG vẫn là những cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất HNX và tăng giá, nhưng những “đại gia” khác như ACB, SHB đã không còn tăng mà trở lại tham chiếu. Các đại gia dầu khí sàn này vẫn chìm trong sắc đỏ.

MSR dường như lấn át các đại gia khác trên sàn UPCoM, và do giảm tới 3% nên ảnh hưởng không nhỏ lên chỉ số sàn này. Lưu ý rằng UPCoM cũng có khá nhiều đại gia vốn hóa lớn như BSR, MCH, ACV… và nhìn chung cuối phiên khá tích cực, tuy vậy chỉ số sàn này vẫn đỏ suốt phiên.

BID tăng giá, nhưng CTG, VCB và MBB giảm giá sáng nay, sau khi có thông tin rằng NHNN kiến nghị dùng ngân sách tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng. Thực tế có lẽ BID và CTG mới là các ngân hàng đói vốn, nhất là để đáp ứng Basel II. Dù sao đi nữa, nhà đầu tư cũng cần lưu ý diễn biến cổ phiếu các ngân hàng có vốn nhà nước.

Săm lốp có lẽ là nhóm hiếm có các cổ phiếu cùng tăng giá lúc này, nhất là SRC đang chạy 1 mạch từ mặt bằng 18,000 đ/cp lên 24,300 đ/cp sáng nay.

Với thông tin Taisho hoàn tất thâu tóm DHG (nắm hơn 51%), DHG đầu phiên đỏ, nhưng nhanh chóng tăng giá trở lại và hiện quay lên 114,500 đ/cp, cách đỉnh giá 121,000 đ/cp chừng vài ngàn. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đây lại có thể là bẫy bulltrap, trừ phi DHG ra thông tin hỗ trợ khác.

Cả FRT lẫn DGW đều đang cố gắng mở rộng danh mục sản phẩm của mình, chứ không chỉ gói gọn trong điện thoại và các sản phẩm điện tử như trước. Sáng nay DGW tổ chức đại hội cổ đông, và lãnh đạo doanh nghiệp tỏ ý muốn bán thêm Tivi hiệu Xiaomi. FRT cũng vừa mới triển khai dịch vụ mua hàng xuyên biên giới với danh mục rất đa dạng. Tuy nhiên giá 2 cổ phiếu gần đây lại diễn biến không được tốt, nhất là khi so sánh với diễn biến giá cổ phiếu đối thủ MWG.

11h: Đến Mid Cap cũng đỏ luôn

Diễn biến trên HOSE vẫn không có gì tích cực hơn, dù chỉ số VN-Index cũng có thời điểm hồi dần về tham chiếu. Chỉ số chứng khoán các sàn châu Á sáng nay giảm nhiều hơn tăng, có lẽ tác động tâm lý lên chứng khoán Việt Nam.

Các ông lớn Large Cap vẫn giảm giá đè chỉ số, dù nhiều công ty đã công bố BCTC quý 1 khả quan. ROS đầu phiên giảm hơn 2%, đến giờ đã hồi về gần tham chiếu, nhưng VN-Index vẫn chịu sức nặng rất lớn từ VIC, MSN, GAS và VNM. Ngoài ra, các chỉ số của nhóm Mid Cap và Small Cap sàn HOSE cũng chuyển sang đỏ, cho thấy tâm lý tiêu cực có phần lan tỏa rộng hơn. Điểm tích cực nhất có lẽ đến từ nhóm ngân hàng, đang có sự chuyển biến khá tốt.

HNX-Index đang lui dần về tham chiếu, nhưng ngạc nhiên là đến giờ vẫn còn xanh, có lẽ nhờ các mã vốn hóa lớn nhất của họ như ACB, VCG, VGC, SHB… tăng giá.

LPB đã chịu chạy, khi có tin chuyển sàn sang HOSE. Thống kê vui cho thấy không có ngân hàng nào trên HOSE có thị giá dưới 10,000 đ/cp.

VIC sáng nay giảm giá 1.6%, cắt đứt chuỗi tăng 4 phiên trước đó. Trên mạng có thông tin SK (Hàn Quốc) phủ nhận thông tin đầu tư 1 tỷ USD vào Vingroup, tuy nhiên có lẽ đây không phải lý do khiến cổ phiếu này giảm sáng nay.

FRT đang vùng vẫy nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng, mới nhất là việc cho phép khách hàng mua hàng trực tiếp từ nước ngoài. Danh mục sản phẩm của FRT giờ cũng không còn chỉ là điện thoại hay máy tính bảng. Sáng nay cổ phiếu FRT tăng giá 3.7%, nhưng thanh khoản thấp không phải là chỉ báo tốt, thu hút traders.

Mở cửa: Ông lớn đè thị trường

VN-Index giảm nhẹ 0.2% sau khi mở cửa ATO, dưới tác động chủ yếu từ nhóm VN30. Các chỉ số phụ của 2 nhóm Mid Cap và Small Cap sàn HOSE vẫn xanh, cho thấy những nơi đây vẫn đang có sóng hút nhà đầu tư.

Các nhóm lớn như ngân hàng, bất động sản và dầu khí đang có sắc đỏ tràn lan, đây là chỉ báo không tốt cho chỉ số.

Chỉ số HNX-Index đang có diễn biến ngược với sàn HOSE, chưa rõ đây chỉ là hiện tượng nhất thời, hay là thông điệp về sự nổi lên của cổ phiếu Mid Cap. Lưu ý rằng HNX chủ yếu là Mid Cap và Small Cap, số cổ phiếu Large Cap rất ít khi so sánh với HOSE. Những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất HNX đang hỗ trợ chỉ số là VCG, SHB, VGC…

Trong nhóm VN30 chỉ có 2 mã tăng giá ATO là HPG và MWG, ngược lại có tới 22 mã giảm giá, dẫn đầu là ROS (như thường lệ), tiếp theo là DHG.

Sáng nay các đại gia nhóm dầu khí đang số đỏ, trừ BSR hay OIL. GAS giảm nhẹ 200 đ/cp sau đợt tăng giá bất ngờ trong mấy phiên vừa qua, nhưng còn khá sớm khi nói NĐT đang chốt lời tại đây. POW giảm giá nhẹ 50 đ/cp nhưng cho thấy phiên tăng giá hôm qua chưa hẳn đã báo ra tín hiệu tích cực gì, ngược lại với 1 số thông tin bất lợi đối với doanh nghiệp hiện nay.

LPB muốn chuyển sàn, có lẽ nhằm vực dậy giá cổ phiếu. LPB vẫn đang là 1 trong 3 ngân hàng có cổ phiếu trên sàn với giá dưới 10,000 đ/cp.

POM bất ngờ giảm giá 6% dù nhóm sắt thép đa số đứng yên. Mức giảm này có lẽ chỉ nhất thời do nhà đầu tư nhỏ lẻ nào đó đặt bán. Vấn đề ở POM là thanh khoản thấp và cầu ít.

Dù có tin sẽ chuyển sàn, nhưng MSR tiếp tục rớt giá thêm 2.5% sau khi bất ngờ giảm 2.9% hôm qua.

Hoàng Nam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (41)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 18/09/2024: Tâm lý nhà đầu tư đã bớt bi quan

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/09/2024, toàn thị trường có 66 mã tăng, 11 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 18/09/2024: Tình hình đã bớt bi quan

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 17/09/2024. VN30-Index tăng điểm mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến White Marubozu cho thấy...

Vietstock Daily 18/09/2024: Sự lạc quan đang trở lại

VN-Index tăng mạnh trở lại với sự xuất hiện mẫu hình nến White Marubozu. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch cần vượt trên mức trung bình 20 ngày để đà tăng được củng...

Nhịp đập Thị trường 17/09: Tỉnh giấc, VN-Index tăng gần 20 điểm

Ấn tượng thị trường lình xình trong phiên sáng đã khiến giới đầu tư có phần tự tin về một phiên chiều “buồn ngủ”. Tuy vậy, ngài thị trường luôn biết cách tạo nên sự...

Thị trường chứng quyền 17/09/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/09/2024, toàn thị trường có 11 mã tăng, 73 mã giảm và 11 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 17/09/2024: Phe Short lên ngôi

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 16/09/2024. VN30-Index giảm điểm mạnh cùng với khối lượng giao dịch tiếp tục nằm dưới mức...

Vietstock Daily 17/09/2024: Triển vọng ngắn hạn vẫn còn bi quan

VN-Index giảm điểm mạnh trong bối cảnh thanh khoản tiếp tục nằm dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền tham gia vào thị trường vẫn còn thận trọng. Hiện tại...

Nhịp đập Thị trường 16/09: Nhóm bất động sản tiếp tục tiêu cực, VN-Index lui về dưới mốc 1,240 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12.45 điểm (-0.99%), về mức 1,239.26 điểm; HNX-Index giảm 1.58 điểm (-0.68%), lên mức 230.84 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền tuần 16-20/09/2024: Thị trường vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/09/2024, toàn thị trường có 17 mã tăng, 55 mã giảm và 23 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Vietstock Weekly 16-20/09/2024: Rủi ro ngắn hạn vẫn còn

VN-Index tiếp tục giảm điểm tuần thứ 3 liên tiếp với khối lượng giao dịch nằm dưới mức trung bình 20 tuần. Đây là điều đáng lo ngại khi tâm lý nhà đầu tư cho thấy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98