Ông chủ Masan kể về câu chuyện 5 năm tới
Ông chủ Masan kể về câu chuyện 5 năm tới
“5 năm tới, tương lai của Masan ra sao?” Đó là câu hỏi chính Chủ tịch Masan (HOSE: MSN) ông Nguyễn Đăng Quang đưa ra và cũng tự trả lời trong báo cáo thường niên 2018.
Nhìn lại chặng đường năm 2018
Theo ông Quang, 2018 là năm khởi đầu hành trình và Masan đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, kết quả tài chính đơn thuần không thể phản ánh hết được những gì Masan đang xây dựng.
Điểm qua tình hình năm 2018, doanh thu thuần của Masan đạt 38,188 tỷ đồng, tăng 1.5% so năm 2017. Trong đó, Masan Consumer (MCH) đạt mức tăng trưởng doanh thu 28%, còn Masan Resources (MSR) tăng 27%. Ngược lại, doanh thu thuần của Masan Nutri-Science giảm 25% vì nông dân tái đàn chậm hơn dự báo.
EBITDA hợp nhất năm 2018 đã tăng 11.6% từ mức 9,396 tỷ đồng năm 2017 lên 10,482 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của Công ty đạt 3,478 tỷ đồng, tăng 57% so với mức 2,213 tỷ đồng năm 2017.
Các chỉ số tài chính cơ bản của Masan những năm qua
|
Trong cơ cấu doanh thu, ngành hàng gia vị của Masan tăng 35%, còn thực phẩm tiện lợi tăng 29%, ngành hàng đồ uống tăng 36% chủ yếu nhờ vào tăng trưởng của nước tăng lực. Doanh thu thuần của cà phê hòa tan có mức tăng trưởng 2 con số trong năm 2018 nhưng cũng đặt ra yêu cầu phải có phát kiến đột phá để duy trì mức tăng trưởng này.
Trái với kỳ vọng của Ban điều hành, doanh thu thuần của bia chỉ tăng 23%; còn thịt chế biến giảm 5% trong năm 2018, chủ yếu do việc trì hoãn thành lập liên doanh với Jinju Ham của Hàn Quốc.
Câu chuyện 5 năm tới của Masan có gì?
Với kết quả đạt được trong năm 2018, Masan đưa ra tầm nhìn chiến lược chi tiết 5 năm tới cho mỗi lĩnh vực.
Ông Quang phân tích, đầu tiên, người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm và đòi hỏi có những mặt hàng cao cấp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, người tiêu dùng sẽ chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có thương hiệu, hình ảnh hiện đại và tạo ra nhiều cảm hứng.
Thứ hai, trong bối cảnh tầng lớp trung lưu được dự báo sẽ đạt đến con số 50 triệu người vào năm 2022, các sản phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe như thực phẩm và đồ uống sẽ được đón nhận mạnh mẽ.
Cuối cùng, Việt Nam đang trong giai đoạn kỹ thuật số hóa mạnh mẽ, sự thâm nhập ngày càng tăng của internet, điện thoại thông minh và chào đón Thế hệ Z. Kết quả là mặt bằng chung của ngành bán lẻ Việt Nam sẽ chuyển đổi từ các doanh nghiệp có cửa hàng hiện hữu sang mô hình phân phối đa kênh.
Nói chung, Việt Nam đang lần nữa tiến vào giai đoạn “khởi nghiệp” ngành hàng tiêu dùng và sẽ có những đổi thay nhất định về cấu trúc tiêu dùng của người tiêu dùng.
Dựa vào đó, Masan đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 5 tỷ USD và biên lợi nhuận thuần từ 12-15% vào năm 2022.
Trong đó, Masan Consumer (MCH) ghi nhận sự vực dậy đầy khởi sắc trong năm 2018 khi doanh thu thuần tăng khoảng 30% và lợi nhuận tăng hơn 200%. Tuy cũng có những bài học khi tung ra các sản phẩm mới chậm hơn kế hoạch nhưng Masan Consumer cũng đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 2 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế đạt 400 triệu USD vào năm 2022. Trong đó, 50% doanh thu thuần đến từ các thương hiệu và sản phẩm mới.
Đối với Masan Nutri-Science, năm 2018 ghi nhận mức giảm khoảng 25% đi cùng với sự suy giảm chung của thị trường. Tuy vậy, Masan Nutri-Science vẫn sở hữu đủ nguồn lực để đầu tư cho tương lai ngành thịt để kế hoạch 5 năm tới, ngành thịt sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người tiêu dùng. Áp dụng kinh nghiệm từ ngành hàng nước mắm, tỷ lệ người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm thịt an toàn được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh. Giống như trường hợp sau khi Masan thâm nhập thị trường nước mắm nội địa, chỉ trong vòng 3 năm, có 90% người tiêu dùng đã đổi sang các loại nước mắm có thương hiệu.
Mục tiêu năm 2022 của Masan Nutri-Science là chiếm 10% thị phần thị trường thịt heo toàn quốc có trị giá 10.2 tỷ USD. Doanh thu đạt 2 tỷ USD với đóng góp 50% từ các sản phẩm thịt có thương hiệu; và đạt lợi nhuận 200 - 250 triệu USD. Hơn thế nữa, ngành hàng cám cũng có thể mang lại tăng trưởng lợi nhuận từ 10% đến 15% trong trung hạn.
Hiện, Masan Nutri-Science có khoảng 800 nhân viên bán hàng phục vụ hơn 2,700 đại lý trên toàn quốc, phần lớn là các đại lý độc quyền. Mạng lưới phân phối trên toàn quốc của Masan Nutri-Scinece còn được tăng cường hơn nữa sau khi đầu tư cổ phần tại Vissan (VSN). Sản phẩm thịt MEATDeli của Masan Nutri-Science được phân phối tại chuỗi 5 cửa hàng bán lẻ của MEATDeli tự vận hành và tại 40 siêu thị trong chuỗi Vinmart tại Hà Nội. Công ty dự kiến sẽ gia tăng mạng lưới phân phối với mục tiêu mở thêm 25 cửa hàng MEATDeli vào cuối năm 2019.
Trong khi đó, Masan Resources (MSR) với vị thế là nhà cung cấp APT lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc, lên kế hoạch vào năm 2022 tăng thị phần từ 36% lên 50%+ bằng việc tăng công suất chế biến của nhà máy hóa chất vonfram lên 12,000 tấn vào năm 2019. Khi mua lại 49% cổ phần tại Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo – H.C. Strack hồi tháng 8/2018, MSR sẽ tăng chế biến tinh quặng vonfram và đẩy mạnh tái chế hóa chất vonfram nhằm đảm bảo nguồn cung bền vững. Đồng thời, Công ty sẽ tham gia vào ngành sản xuất vật liệu công nghệ cao toàn cầu vào năm 2020.
Còn Techcombank (TCB) đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu nhờ vào thu nhập từ phí (hiện chiếm 21% tổng thu nhập hoạt động và sẽ nâng lên khoảng 40-50%), tỷ lệ ROAE dẫn đầu ngành với 20%+ và đạt lượng khách hàng bán lẻ ít nhất 15 triệu người.
Chiến lược tiếp theo của Masan là kết nối những lĩnh vực kinh doanh với hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng: Triển khai cửa hàng một điểm đến “A one-stop shop” - nơi giải quyết tất cả vấn đề của khách hàng, từ tài chính, thịt, thực phẩm và đồ uống đến chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, Masan sẽ triển khai hệ thống bán hàng trực tuyến và xây dựng cửa hàng. Công ty sẽ hợp tác với 300,000 cửa hàng truyền thống để thử nghiệm ý tưởng hệ sinh thái này.
“Đây chính là nền tảng cho tương lai. Sản xuất là giai đoạn đầu tiên của chi tiêu tiêu dùng, giai đoạn tiếp theo là dịch vụ khách hàng mà chúng ta đang muốn dẫn đầu cho sự chuyển đổi. Kế hoạch này đã được Apple và Amazon triển khai khá thành công, chúng ta sẽ cố gắng học hỏi họ và có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế bối cảnh Việt Nam” – ông Quang tin tưởng.
Sơ đồ sở hữu của Masan
Về sơ đồ cơ cấu sở hữu của Masan, công ty mẹ với tài sản chính là những khoản đầu tư vào các công ty con với 4 đại diện cơ bản.
- Masan Consumer Holdings (MCH) hiện đang nắm giữ lợi ích kinh tế trong các mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống như Masan Consumer (MSC) và Masan Brewery (MB).
Tính đến ngày 31/12/2018, Masan nắm giữ 85.7% cổ phần tại MCH, phần còn lại được sở hữu bởi Singha (Thái Lan). MCH cũng nắm giữ 66.7% lợi ích kinh tế trong MB, phần còn lại thuộc sở hữu của Singha.
- Masan Nutri- Science (MNS) hiện đang nắm giữ lợi ích kinh tế trong các công ty sản xuất thức ăn gia súc gồm Proconco, ANCO, trang trại nuôi heo kỹ thuật cao tại Nghệ An, tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam và công ty liên kết Vissan.
Masan nắm giữ 80.8% cổ phần tại MNS tính đến ngày 31/12/2018, trong khi Kohlberg Kravis Roberts & Co. L.P. (KKR) thông qua công ty của họ là Việt Nam Consumer Meat II Pte. Ltd. sở hữu 7.5% cổ phần MNS. Vào tháng 1/2018, MNS bán 0.8% cổ phần cho quỹ đầu tư của Đan Mạch PENM Partners.
MNS thông qua công ty con là MNS Feed nắm giữ 75.2% cổ phần tại Proconco, cổ phần còn lại của Proconco được sở hữu bởi doanh nghiệp Nhà nước.
MNS cũng sở hữu 99.99% cổ phần tại ANCO, đây là đơn vị sở hữu 24.9% cổ phần của Vissan (VSN). ANCO cũng sở hữu 100% cổ phần tại trang trại nuôi heo kỹ thuật cao tại Nghệ An, 100% cổ phần tại tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam.
- Masan Resources (MSR).
- Đơn vị liên kết Ngân hàng Techcombank (TCB).
Fili