Phòng, chống tham nhũng: Kiểm toán Nhà nước 'than' thiếu quy định

11/04/2019 14:52
11-04-2019 14:52:29+07:00

Phòng, chống tham nhũng: Kiểm toán Nhà nước 'than' thiếu quy định

Theo Kiểm toán Nhà nước, hiện chưa có quy định cụ thể về kiểm toán trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nên hiệu quả phòng chống tham nhũng chưa cao.

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Tình trạng trốn thuế, chuyển giá, thất thoát vẫn lớn trong khi một trong những cản trở lớn đối với Kiểm toán Nhà nước chính là chế độ chính sách.

Đây là vấn đề được nêu lên tại hội thảo "Cơ chế kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước góp phần phòng, chống tham nhũng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện" tổ chức sáng 11/4.

"Câu hỏi lớn về tham nhũng chính sách"

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Đức Vinh cho rằng, những năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, các lĩnh vực trọng yếu dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí.

Ông lấy ví dụ về một lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, các dự án BT, BOT, hệ thống ngân hàng thương mại,...

"Quyền lực luôn luôn có nguy cơ bị tha hóa, tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực. Kiểm soát được quyền lực là vấn đề rất khó, nhưng nhất thiết phải làm tốt, nếu không cuộc đấu tranh chống tham nhũng của chúng ta sẽ không thể đạt hiệu quả," ông Vinh nói.

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thống kê, tính tới nay, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước gần 170.000 tỷ đồng, hơn 12.000 ha đất; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hơn 300 văn bản quản lý Nhà nước.

Vấn đề theo lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước là việc xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm chưa đầy đủ, nghiêm minh và kịp thời.

Ngoài ra, kết quả phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí còn hạn chế còn do quy trình, chuẩn mực và phương pháp của kiểm toán chỉ dựa trên hồ sơ là chủ yếu.

Góp ý thêm, ông Nguyễn Văn Giáp, Kiểm toán trưởng, Kiểm toán Nhà nước khu vực XI đánh giá, công tác kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán vẫn còn một số vướng mắc.

Một phần nguyên nhân theo ông bởi Luật Kiểm toán Nhà nước vẫn chưa quy định cho phép Kiểm toán Nhà nước được kiểm toán trực tiếp các đơn vị, tổ chức có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Trong khi ấy, tình trạng trốn thuế và chuyển giá hiện nay vẫn lớn.

Ông Giáp chỉ ra, Luật Đất đai hiện đang là một dấu chấm hỏi lớn về tham nhũng chính sách, khi các quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội không rõ ràng, nhất là quy định về giá thu hồi đất.

"Giá thu hồi rất thấp, nhất là đất nông nghiệp, trong khi đó, nhà đầu tư bất động sản, xây dựng nhà cửa thì bán với giá cao hơn rất nhiều lần, lợi nhuận rất cao," vị này cho biết.

Theo ông, có 5 phương pháp xác định giá đất nhưng cả 5 phương pháp đều không sát với giá thị trường, cơ sở không vững chắc. Trong khi ấy, hiện chưa có quy định chức năng giám định tài chính công trong Luật Giám định tư pháp đối với Kiểm toán Nhà nước.

"Ngoài ra, chưa có cơ chế, quy định cụ thể về kiểm toán trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nên hiệu quả kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng qua kiểm toán chưa cao," ông nêu lên.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Đức Vinh cho rằng, việc xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm chưa đầy đủ, nghiêm minh và kịp thời. Ảnh: PV/Vietnam+

Chỉ nhắc nhở, khó nghiêm minh

Nói về giải pháp, ông Trần Khánh Hòa, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, một trong những việc cần làm là xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước 2015.

Theo ông, cần quy định cụ thể, đầy đủ đơn vị được kiểm toán cũng như tăng cường các quy định về trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng đặc biệt là nhiệm vụ kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.

Đây cũng là vấn đề được ông Đặng Thế Bình, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước Khu vực X nhắc tới. Theo ông, một cản trở lớn đối với công tác phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước xuất phát từ chế độ chính sách.

Vị này nêu lên vấn đề, hiện chỉ có 3 căn cứ để Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quyết định kiểm toán. Một là kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước; Hai là yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Cuối cùng là đề nghị của cơ quan, tổ chức được Tổng Kiểm toán Nhà nước chấp nhận.

Điều này đồng nghĩa căn cứ ban hành quyết định kiểm toán nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng chưa được đưa vào Luật Kiểm toán Nhà nước.

Bởi vậy, theo lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, để đảm bảo đồng bộ, thống nhất, nội dung này cần bổ sung vào Luật.

Ông cũng cho rằng, luật hiện chưa có quy định chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật Kiểm toán Nhà nước. Việc chủ yếu áp dụng biện pháp nhắc nhở đã làm giảm hiệu lực hoạt động Kiểm toán Nhà nước và tính nghiêm minh của pháp luật.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh thì góp ý, việc tăng cường vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng cần đưa vào Luật Kiểm toán Nhà nước với mức độ cao hơn.

Theo ông, Luật Kiểm toán Nhà nước cần có quy định cụ thể mối quan hệ hợp tác giữa Kiểm toán Nhà nước với cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng như Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Thanh tra Chính phủ. Có như vậy, hoạt động phòng chống tham nhũng của Kiểm toán Nhà nước mới tăng được hiệu quả và tác động tới xã hội cao hơn.

Xuân Dũng

Vietnam+





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên: Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 07/09, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn có đầy đủ quy trình, quy...

Lo thiếu điện, Bộ Công Thương đề xuất phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ

Bộ Công Thương tính đến phương án tăng phát triển điện mặt trời và nghiên cứu giải pháp phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện...

Bộ Tài chính: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 290 ngàn tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch

Bộ Tài chính kiến nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của...

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho ‘nền kinh tế bạc’?

Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 khi tỷ lệ người cao niên trên 60 tuổi bắt đầu vượt ngưỡng 10%. Tỷ lệ này tiếp tục tăng nhanh và đạt 25%...

Ông Nguyễn Huy Dũng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 06/09, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã bầu đồng chí Nguyễn Huy Dũng giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2020-2025.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 tăng 2.0% so với tháng trước

Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 tăng 2.0% so với tháng trước và tăng 9.5% so...

Tám tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN ước đạt 47.8% kế hoạch năm

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526.6 ngàn tỷ đồng

Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước phục hồi, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ từ...

Việt Nam xuất siêu hơn 19 tỷ USD trong tám tháng đầu năm 2024

Trong tháng 8, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70.65 tỷ USD. Tính chung tám tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt...

Thu hút vốn FDI đạt 20.52 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 7% so với cùng kỳ

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/8/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98