Quốc hội Anh thực hiện động thái ngăn chặn Brexit không thỏa thuận

04/04/2019 13:50
04-04-2019 13:50:40+07:00

Quốc hội Anh thực hiện động thái ngăn chặn Brexit không thỏa thuận

Nước Anh đã có bước đi quyết đoán nhằm ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận, khi các thành viên Quốc hội và chính trị gia ủng hộ những nỗ lực ngăn chặn việc Anh rời khỏi khối Liên minh châu Âu (EU) một cách hỗn loạn.

Hạ viện Anh ngày 03/04 đã thông qua một dự luật buộc Thủ tướng Theresa May phải trì hoãn việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, nhằm ngăn nguy cơ xảy ra một cuộc Brexit "hỗn loạn" vì không có thỏa thuận vào ngày 12/04.

Cuộc bỏ phiếu của Hạ Viện được tổ chức nhanh trước nửa đêm ngày thứ Tư (03/04) nhằm ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận đã phá hủy giấc mơ của một số thành viên thuộc Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Theresa May, có mục tiêu tách rời hoàn toàn với EU ngay trong tuần tới. Dự luật – mà bà May phản đối – đã chiến thắng chỉ với cách biệt 1 phiếu bầu duy nhất và hiện đang được chuyển lên cấp cao hơn của Quốc hội để hoàn tất quy trình vào ngày thứ Năm (04/04).

Cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Anh diễn ra vào ngày 03/04. Nguồn: Bloomberg.

Kết quả sát nút 312/313 phiếu bầu được đưa ra sau khi bà May mở ra cơ hội duy trì mối quan hệ chặt chẽ với EU bằng cách tổ chức một cuộc họp với đối thủ lớn nhất của bà – lãnh đạo Đảng Lao động, Jeremy Corbyn. Kết quả của cuộc thảo luận giữa bà May và ông Corbyn có thể tạo ra hình thức của Liên minh thuế quan.

Hai vị lãnh đạo của hai đảng này đã có cuộc họp kéo dài hơn một giờ mà cả hai bên đều diễn tả là “rất hiệu quả”. Họ đồng ý lập ra các nhóm đàm phán và lập kế hoạch các công việc tiếp theo, những cuộc thảo luận sẽ được tiếp tục vào ngày thứ Năm (04/04).

Cuộc đàm phán giữa bà May và ông Corbyn kết hợp với kết quả cuộc bỏ phiếu của Quốc hội đã tạo nên một ngày tồi tệ đối với những người trung thành ủng hộ cho Brexit. Vào sớm ngày thứ Tư, đã có hai Bộ trưởng thuộc Chính phủ của bà May từ chức để phản đối lời đề nghị hợp tác mà bà May đã đưa ra với lãnh đạo “theo chủ nghĩa Marx” của Đảng Lao động. Bảng Anh đã tăng khoảng 0.2% lên mức 1.3181 USD trong giờ giao dịch châu Á sáng ngày thứ Năm (04/04), giữ nguyên phạm vi giao dịch của ngày thứ Tư (03/04).

Động thái kết hợp của hai Đảng đã cho thấy tia sáng tích cực hiếm hoi – mặc dù vẫn mờ nhạt – sau nhiều tháng bế tắc của tiến trình Brexit. Vụ “ly hôn” này vốn được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 29/03/2019, nhưng Quốc hội Anh liên tục từ chối bản thỏa thuận những điều khoản “ly hôn” mà bà May đã tốn mất hai năm để đàm phán với EU nhưng không đưa ra được kế hoạch thay thế nào.

Sự bế tắc đã khiến bà May phải đề nghị ông Corbyn hợp tác và giúp sức trong việc đưa ra kế hoạch chung mới cho Brexit. Phát biểu sau cuộc họp đầu tiên với bà May và các quan chức cấp cao của Quốc hội, ông Corbyn cho biết những cuộc thảo luận là “hữu ích những vẫn chưa có kết quả cuối cùng”.

Jeremy Corbyn. Nguồn: Bloomberg.

“Theo quan điểm của Đảng Lao động, chúng tôi muốn duy trì mối quan hệ Liên minh thuế quan với EU, quyền được tiếp cận với thị trường duy nhất và liên kết điều tiết năng động, đó là sự đảm bảo những quy định của EU sẽ ảnh hưởng ở mức tối thiểu đến môi trường, người tiêu dùng và quyền lợi của người lao động Anh”, ông Corbyn cho biết.

Trước đây, bà May loại trừ khả năng thành lập Liên minh thuế quan với EU bởi vì việc này sẽ phá vỡ mục đích chính của Brexit: Giải thoát nước Anh khỏi thuế quan của châu Âu, kèm theo khả năng thực hiện những thỏa thuận thương mại tự do với những nước khác trên thế giới.

Trong ngày thứ Tư (04/04), bà May đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ những người ủng hộ Brexit trong Đảng của bà vì đã mở ra cơ hội tiếp nhận quan điểm của ông Corbyn để hướng tới một Brexit “mềm mỏng”. Một trong hai Bộ trưởng đã từ chức, Nigel Adams, viết rằng Chính phủ đã thất bại trong việc thực hiện “Brexit mà người dân mong muốn” và gia tăng nguy cơ “tạo ra một thảm họa từ Chính quyền của ông Corbyn”.

Ông Corbyn cho biết ông đã nêu ra lựa chọn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác để chấm dứt kịch bản Brexit không thỏa thuận gây tổn hại đến nền kinh tế, hoặc “ly hôn” cùng với thứ mà ông gọi là “bản thỏa thuận tồi tệ”.

Thời gian để đưa ra một bản thỏa thuận đã sắp hết. Bà May cần đưa ra kế hoạch mới cho các lãnh đạo EU tại Hội nghị Thượng đỉnh sắp diễn ra tại Brussels vào ngày 10/04/2019, nhằm thuyết phục họ kéo dài thêm thời gian để chuẩn bị cho tiến trình Brexit. Các lãnh đạo EU từng một lần đồng ý gia hạn thời gian Brexit từ ngày 29/03/2019 sang ngày 12/04/2019.

Cũng trong ngày thứ Tư (03/04), Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã thuyết phục Quốc hội ủng hộ bản thỏa thuận với “đa số phiếu bầu” trước ngày 12/04/2019 để bà May có thể được gia hạn thêm một thời gian ngắn đến ngày 22/05/2019. Nếu không, nước Anh có khả năng sẽ bị ép phải chịu một khoảng thời gian gia hạn dài hơn.

Quốc hội Anh đã từ chối bản thỏa thuận “ly hôn” của bà May ba lần, trong đó ông Corbyn của Đảng Lao động là người thuộc phe chống đối. Trước đó, bà May từng tổ chức những cuộc họp giữa hai Đảng, nhưng không đem lại kết quả khả quan. Kể cả sự cố gắng của Quốc hội nhằm tìm ra phương án B để thay thế cho thỏa thuận của bà May cũng không đạt được sự đồng thuận nào vượt qua được kịch bản Brexit không thỏa thuận.

Trân Võ (Theo Bloomberg)

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Nền kinh tế bạc” của Trung Quốc đang ăn nên làm ra

Suốt hơn một thập niên, Li Dongmei, 36 tuổi, đã điều hành một loạt trường mẫu giáo và trường học dành cho trẻ em, bất chấp thực tế là tỷ lệ sinh đang giảm ở Trung...

Mỹ đón tin vui về kinh tế, nỗi lo suy thoái lắng xuống

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5, cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh dù hoạt động tuyển dụng đã chậm lại. Thông...

Trung Quốc bất ngờ giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn, đi ngược lại với kỳ vọng của thị trường và các chuyên gia kinh tế.

Nhật Bản kỳ vọng đạt thỏa thuận với Trung Quốc về lệnh cấm nhập khẩu hải sản

Theo các nguồn tin từ giới ngoại giao được truyền thông Nhật Bản tiết lộ, Tokyo và Bắc Kinh có thể sắp đạt được bước đột phá quan trọng về lệnh cấm nhập khẩu hải...

NHTW Anh tạm dừng cắt giảm lãi suất

Vào ngày 19/09, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) tuyên bố sẽ giữ nguyên lãi suất, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chọn cắt giảm lãi suất mạnh một ngày...

ASEAN và Trung Quốc: Không phải cuộc chơi phân định thắng thua

ASEAN thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhờ cơ hội tăng trưởng và nhóm doanh nghiệp này đang đi trước các doanh nghiệp khác trên thế giới trong tiếp xúc...

Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng Trung ương Anh có khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh lạm phát tháng Tám tại Anh duy trì ở mức 2,2%, tăng ít hơn mức dự báo 2,4%.

Indonesia bất ngờ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 3 năm

Thống đốc Ngân hàng Indonesia khẳng định quyết định cắt giảm này phù hợp với dự đoán của ngân hàng rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp trong năm 2024 và 2025.

Chủ tịch Fed lý giải gì về đợt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản?

Trong một bước ngoặt đáng chú ý của chính sách tiền tệ Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell đã báo hiệu một sự thay đổi quan trọng trong cách tiếp...

Fed giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, phát tín hiệu giảm thêm 200 điểm cho tới năm 2026

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19. Họ quyết định khởi đầu quyết liệt với mức giảm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98