S&P nâng xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam sau 9 năm

07/04/2019 08:59
07-04-2019 08:59:40+07:00

S&P nâng xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam sau 9 năm

S&P đánh giá các chính sách của Chính phủ đã giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô và tăng kiểm soát lạm phát những năm gần đây.

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor's vừa nâng xếp hạng quốc gia dài hạn của Việt Nam từ BB- lên BB, với triển vọng ổn định. Xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở B.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, S&P nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam. Triển vọng ổn định cũng phản ánh kỳ vọng kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.

Việc nâng hạng phản ánh thể chế đang liên tục được cải thiện, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và xã hội. Các yếu tố bên ngoài, như dòng FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) chảy vào mạnh, hay nợ nước ngoài trong tầm kiểm soát, cũng là căn cứ cho mức xếp hạng này.

Công nhân trong một nhà máy may ở Vĩnh Phúc. Ảnh: Reuters

S&P đánh giá Việt Nam là nước có thu nhập thấp, nhưng tăng trưởng nhanh và có nền kinh tế đa dạng. Tốc độ tăng GDP thực đạt trung bình 6,2% mỗi năm kể từ 2012. Những năm gần đây, các chính sách của Chính phủ đã giúp cải thiện ổn định kinh tế vĩ mô và tăng kiểm soát lạm phát.

GDP bình quân cũng tăng gấp rưỡi trong 6 năm (từ 1.754 USD năm 2012 lên 2.572 USD năm 2018). Tốc độ tăng GDP bình quân thực của Việt Nam được dự báo đạt 5,7% mỗi năm cho đến năm 2022, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập. Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và nhu cầu nội địa cao sẽ giúp Việt Nam duy trì xu hướng này.

Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cuối năm 2018 cho thấy Chính phủ sẵn sàng thực hiện các cải tổ cần thiết trong dài hạn, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà nước. Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy Việt Nam đứng thứ 69 thế giới, tăng đáng kể so với 99 năm 2013.

Dù vậy, S&P cho rằng Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước. Trên thế giới, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể làm giảm xuất khẩu trong ngắn hạn, đặc biệt với các nước phụ thuộc nhiều vào thương mại như Việt Nam. Còn trong nước, thâm hụt tài khóa và nợ công đồng nghĩa Việt Nam sẽ cần nguồn huy động vốn khác để tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Hệ thống ngân hàng tương đối yếu, phản ánh qua mức độ vốn hóa và chất lượng tài sản thấp, cũng là rủi ro với triển vọng kinh tế.

S&P cho biết có thể tiếp tục nâng hạng nếu tình hình tài khóa được cải thiện (nhờ kinh tế vững mạnh và cải cách trong thể chế) và rủi ro hệ thống trong lĩnh vực ngân hàng đi xuống. Dù vậy, tổ chức này cũng có thể đánh tụt tín nhiệm nếu nền kinh tế đột ngột tuột dốc hoặc tình hình tài khóa xuống cấp trầm trọng.

Trước S&P, hai hãng đánh giá tín nhiệm lớn khác là Fitch và Moody's cũng đã nâng xếp hạng cho Việt Nam.Tháng 5/2018, Fitch nâng xếp hạng Nhà phát hành nợ (IDR) dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ của Việt Nam từ BB- lên BB với triển vọng ổn định. Trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng được nâng từ BB- lên BB. Đến tháng 8, Moody’s nâng xếp hạng của Việt Nam từ B1 lên Ba3, với triển vọng thay đổi từ ổn định sang tích cực.

Hà Thu

VNEXPRESS





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Fitch Ratings nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam lên BB+

Ngày 08/12, hãng xếp hạng Fitch Ratings quyết định nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng ổn định.

UOB: Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục, tăng trưởng GDP cả năm ở mức 5%

Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu của UOB vừa có những dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý 4/2023.

GRDP bình quân đầu người tại Bình Dương tăng lên 172 triệu đồng

Năm 2023, GRDP bình quân đầu người của Bình Dương tăng lên 172 triệu đồng, trong đó, ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, ngành nông nghiệp đóng góp quan trọng vào sự...

Thủ tướng: Phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu năm 2023

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2023 và đặc biệt lưu ý việc thúc đẩy các động lực tăng...

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 đạt 6-6,5% là nhiệm vụ khó

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết qua rà soát khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% tương đương với mức bình quân của 5 năm 2021-2025...

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu GRDP năm 2024 tăng từ 7,5-8%

Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) từ 7,5-8%, phục hồi trở lại sau một năm kinh tế thành phố...

Kinh tế Việt Nam đã thích ứng hiệu quả với bối cảnh mới và dần lấy lại đà tăng trưởng

Kinh tế vĩ mô tháng 11 và 11 tháng cơ bản ổn định, xu hướng phục hồi ngày càng tích cực hơn. Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, thích ứng hiệu quả hơn trước...

Thủ tướng: Thị trường chứng khoán thanh khoản tốt, "tăng dần đều", trở nên lành mạnh hơn

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 6/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc tới một số ngành, ví dụ cụ thể đạt kết quả tích cực trong 11 tháng qua như...

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn ông Nguyễn Văn Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TPHCM

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP HCM đối với ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM. Ông Nguyễn Văn Dũng, 51 tuổi, quê...

Quy mô GDP Việt Nam tăng hơn 100 lần trong gần 4 thập kỷ

"Sau gần 4 thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành quốc gia đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98