Thế khó của vị Chủ tịch Fed

01/04/2019 13:29
01-04-2019 13:29:00+07:00

Thế khó của vị Chủ tịch Fed

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đang gặp một trở ngại rất lớn trong lúc ông đang cố gắng kiến tạo một đợt hạ cánh nhẹ nhàng (soft landing) cho nền kinh tế và nới dài đà tăng trưởng của Mỹ: Người đã bổ nhiệm ông vào ghế Chủ tịch Fed lại không hề muốn kinh tế hạ cánh chút nào.

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Trong ngày thứ Sáu (29/03), Tổng thống Mỹ Donald Trump lại chỉ trích Fed vì đã sai lầm khi nâng lãi suất và thực hiện thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán. Theo lời Tổng thống Mỹ, nền kinh tế lẽ ra sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2018 và thị trường chứng khoán Mỹ sẽ leo lên mức cao hơn nếu không phải vì các động thái từ Fed. Rõ ràng, ông cũng chẳng cảm thấy hài lòng với mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2005 và việc S&P 500 ghi nhận quý tăng mạnh nhất trong 1 thập kỷ.

Những nhận định của ông Trump có lẽ khá bất ngờ vì Fed đã thực hiện những gì ông ấy yêu cầu trong năm qua: Đó là ngừng nâng lãi suất. Trong lúc thâm hụt ngân sách ngày càng tăng và các gói kích thích tài khóa khó mà được thông qua khi Quốc hội bị chia rẽ sâu sắc, Nhà Trắng giờ chuyển hướng sang Fed, mong họ chuyển sang nới lỏng tiền tệ đúng lúc để thúc đẩy nền kinh tế trước khi bước vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Kiến tạo một đợt hạ cánh nhẹ nhàng cho nền kinh tế – kìm hãm tăng trưởng bằng các đợt nâng lãi suất để ngăn chặn tình trạng quá nhiệt nhưng không gây ra suy thoái – chưa bao giờ là dễ dàng. Ken Matheny – Chuyên gia kinh tế tại Macroeconomic Advisers thuộc IHS Markit – ví nó giống như một chú kỳ lân, vì quá khó tin. Fed được cho là chỉ làm được đúng một lần trong giai đoạn 1994-1995 và sau đó được hỗ trợ nhờ đà tăng mạnh về năng suất lao động.

Lời chỉ trích của ông Trump “không làm công việc của Fed trở nên dễ hơn tí nào”, Peter Hooper, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Deutsche Bank Securities, nhận định. “Nếu Fed có nhún nhường trước áp lực từ chính quyền thì đó là một vấn đề lớn vì điều này làm dấy lên câu hỏi về tính độc lập của NHTW”.

Fed đang bị tác động bởi hai vấn đề. Đầu tiên, nền kinh tế giảm tốc sớm hơn và mạnh hơn so với dự báo của Fed, mặc dù Mark Zandi, Chuyên gia kinh tế trưởng Moody’s Analytics, cho biết điều này một phần vì chiến thuật thương mại của ông Trump. Sau khi tăng trưởng giảm xuống 2.2% trong quý 4/2019 từ mức 3.4% trong quý trước đó, nền kinh tế Mỹ được dự báo giảm tốc mạnh hơn trong quý 1/2019, xuống mức 1.5%, dựa trên dự báo từ Bloomberg. Hoạt động kinh tế bị tác động bởi tình trạng đóng cửa Chính phủ Mỹ và đà suy yếu từ nền kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, lạm phát vẫn chưa tăng như dự báo – một diễn biến đã được ông Trump đề cập trong dòng tweet mới nhất. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Fed – tăng trưởng 1.4% trong tháng 1/2019 so với cùng kỳ năm trước và chưa từng vượt mục tiêu 2% kể từ khi mục tiêu này được đưa ra trong năm 2012.

Fed đã phản ứng với đà giảm tốc và lạm phát bằng cách loại bỏ kế hoạch nâng lãi suất trong cả năm 2019 – một sự thay đổi lập trường 180 độ đầy bất ngờ đã châm ngòi cho đà tăng vọt trên thị trường chứng khoán trong quý 1/2019. Thế nhưng, chính quyền Mỹ muốn nhiều hơn thế.

Trước khi ông Trump đăng dòng tweet trong ngày thứ Sáu (29/03), Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow đã kêu gọi Fed giảm lãi suất bớt 50 điểm cơ bản. Ngoài ra, ông Stephen Moore – người mà Tổng thống Mỹ cho biết sẽ bổ nhiệm vào Ban Thống đốc của Fed – cũng đưa ra quan điểm tương tự. Những lời kêu gọi trên càng làm gia tăng kỳ vọng giảm lãi suất của thị trường.

Fed cho tới nay vẫn kháng cự trước những áp lực đó. “Sẽ là quá sớm để thực hiện giảm lãi suất tại thời điểm này”, James Bullard, Chủ tịch Fed khu vực St. Louis và là một trong những quan chức mang quan điểm “bồ câu” mạnh nhất, nói với các phóng viên trong ngày thứ Sáu (29/03). “Khả năng cao nhất là nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong quý 2/2019”.

Chính lạm phát yếu ớt đã thôi thúc các quan chức Mỹ hoài nghi về lý do đằng sau chiến lược kiến tạo đợt hạ cánh nhẹ nhàng của Fed. Nếu lạm phát chẳng phải là vấn đề hiện nay, vậy tại sao phải kìm hãm tăng trưởng? Điều này là do các đợt cắt giảm thuế và nới lỏng quy định của Tổng thống Mỹ đang thúc đẩy năng suất lao động và mở rộng lực lượng lao động, cho phép nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn mà không gây áp lực về giá.

Hai vị Phó Chủ tịch Fed – Richard Clarida và Randal Quarles – dường như đồng cảm với tranh luận cho rằng nền kinh tế đã có cú huých từ phía cung.

Họ cũng nhấn mạnh tới những thành phần khác của nền kinh tế. Ông Clarida tập trung vào sự yếu ớt của lạm phát và làm thế nào để đảm bảo kỳ vọng được neo ở mức mục tiêu 2%. Trong khi đó, ông Quarles nhắm tới khả năng tăng trưởng nhanh hơn và khả năng cần tới lãi suất cao hơn để giữ nền kinh tế trong trạng thái cân bằng.

“Tại một thời điểm nào đó, có thể cần phải nâng lãi suất chính sách, khi tôi tin vào quan điểm lạc quan về tiềm năng tăng trưởng kinh tế Mỹ”, Quarles cho biết trong bài phát biểu tuần trước, đồng thời nói thêm ông cảm thấy “rất thoải mái” với lập trường kiên nhẫn của Fed.

Fed và các quan chức của chính quyền Mỹ dường như đồng tình rằng các yếu tố kinh tế cơ bản vẫn vững chắc. Người tiêu dùng dường như vẫn làm tốt với đà tăng trưởng của tiền lương nhờ thị trường lao động thắt chặt và tài sản hộ gia đình gia tăng nhờ đà leo dốc của giá cổ phiếu. Được biết, chi tiêu của hộ gia đình chiếm hơn 2/3 GDP Mỹ.

Điều đáng lo ngại hiện nay là đà tăng trưởng yếu ớt từ nước ngoài, nhất là châu Âu.

Mohamed El-Erian, Cố vấn kinh tế trưởng tại Allianz SE, đồng tình về chuyện châu Âu giờ là mối lo ngại, nhưng không cho rằng điều đó sẽ làm tăng trưởng Mỹ trật khỏi đường ray. “Điều duy nhất có thể dẫn tới đà giảm tốc mạnh là một sai lầm về chính sách”, El-Erian cho hay.

Thế nhưng, cho dù Fed có kiến tạo thành công một đợt hạ cánh nhẹ nhàng và né tránh suy thoái thì cũng khó mà thỏa mãn Tổng thống Mỹ vì ông ấy đang cố gắng tạo thành tích trước cuộc bỏ phiếu năm 2020.

Ông Moore – người có khả năng được bổ nhiệm vào Fed – cho biết ông và Tổng thống Mỹ nghĩ khá giống nhau. “Tôi thực sự tin là chúng ta có thể tăng trưởng 3-4% thêm 5 hoặc 6 năm nữa”, ông nhấn mạnh.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98