“Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đã đạt 90%”

03/04/2019 09:24
03-04-2019 09:24:47+07:00

“Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đã đạt 90%”

Các quan chức hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã giải quyết phần lớn các vấn đề đang ngáng đường tiến tới một thỏa thuận thương mại, nhưng vẫn còn đó những rắc rối liên quan tới cách thức triển khai và thực thi thỏa thuận, dựa trên nguồn tin từ Financial Times.

Lưu Hạc, Phó Thủ tướng Trung Quốc, sắp gặp lại Robert Lighthizer, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), và Steven Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, để tổ chức đàm phán ở Washington, dự kiến bắt đầu từ ngày thứ Tư (03/04). Đây là những cuộc đàm phán mới nhất trong một chuỗi cuộc đàm phán trong hơn 4 tháng qua.

Mặc dù hai bên đã gần tiến tới một thỏa thuận, nhưng vẫn còn đó hai vấn đề rất quan trọng – số phận của những hàng rào thuế quan mà Mỹ đã áp bổ sung lên hàng hóa Trung Quốc (phía Bắc Kinh muốn gỡ bỏ) và các điều khoản của một cơ chế triển khai (do Washington muốn có để đảm bảo Bắc Kinh tuân thủ theo thỏa thuận).

“Chúng ta đang bước tới giai đoạn cuối cùng”, Myron Brilliant, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách vấn đề quốc tế tại Phòng Thương mại Mỹ, cho hay. “Thỏa thuận thương mại đã đạt 90%, nhưng 10% cuối cùng là phần khó nhất, đó là phần căn go nhất và đòi hỏi sự đánh đổi giữa hai bên”, ông nói với các phóng viên.

Nếu vòng đàm phán tuần này thành công thì có thể dọn đường cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng này với mục đích ký kết một thỏa thuận và nhờ đó sẽ xóa bỏ bớt một đám mây u ám đã đeo bám nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính trong nhiều tháng qua.

Thế nhưng, nếu không có bước đột phá trong tuần này, Trung Quốc và Mỹ có thể quyết định gia hạn đàm phán thương mại, có khả năng là tới khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Nhật Bản vào cuối tháng 6/2019. Trong kịch bản bất ổn nhất, các cuộc đàm phán có thể chấm dứt đột ngột, dẫn tới sự leo thang thuế quan và căng thẳng mới cho thị trường.

“Buộc phải ra quyết định: Liệu chúng ta có một thỏa thuận này hay không?”, Derek Scissors, Học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), cho hay. “Vẫn luôn có khả năng là chẳng có thỏa thuận nào cả, cho tới khi Tổng thống Trump xem xét phiên bản cuối cùng và lắng nghe các đề xuất của ông Lighthizer, từ đó quyết định ủng hộ thỏa thuận này”.

Thỏa thuận đang được cân nhắc sẽ bao gồm Trung Quốc tăng cường mua hàng hóa Mỹ để thu hẹp thâm hụt thương mại song phương và bắc Kinh thực hiện chuỗi biện pháp để mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm kỹ thuật số. Ngoài ra, thỏa thuận này có thẻ còn bao gồm một số cam kết của Trung Quốc trong việc kiểm soát các hành vi bắt buộc chuyển giao công nghệ và đánh cắp sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, mức độ nhượng bộ của Trung Quốc về các vấn đề này thì còn chưa rõ.

Ngọn nguồn căng thẳng lớn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới việc điều gì sẽ xảy ra vào ngày sau khi thỏa thuận được ký kết. Trung Quốc muốn chính quyền Mỹ lập tức gỡ bỏ hàng rào thuế quan đã áp bổ sung lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, còn phía Mỹ muốn giữ lại một số hàng rào thuế quan để làm đòn bẩy nhằm buộc Bắc Kinh tuân thủ theo thỏa thuận.

Trong khi đó, ông Lighthizer khăng khăng giữ lại quyền đơn phương áp thuế quan lên Trung Quốc nếu họ vi phảm thỏa thuận và một cam kết Trung Quốc sẽ không trả đũa lại hàng rào thuế quan của Mỹ hoặc thực hiện động thái tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một bước thỏa hiệp khả dĩ có thể bao gồm dần dần gỡ vỏ hàng rào thuế quan dựa trên những yếu tố kích hoạt cụ thể và ngày triển khai, dựa trên nguồn tin thân cận.

Larry Kudlow, Giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng, dường như chẳng đưa ra gợi ý nào về những gì có thể diễn ra trong cuộc đàm phán tuần này, cho rằng ông hy vọng hai bên sẽ “đạt thêm tiến triển”, nhưng nói thêm vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Kể từ khi ông Trump và ông Tập đồng ý khởi động đàm phán để chấm dứt chiến tranh thương mại tại bữa ăn bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires trong tháng 12/2018, hy vọng về một thỏa thuận lúc lên lúc xuống. Vào cuối tháng 2/2019, sau chuyến viếng thăm của ông Lưu Hạc tới Washington, hai bên có vẻ tiến cực gần tới một thỏa thuận, nhưng các cuộc đàm phán đã diễn ra chậm lại trong tháng 3/2019. Tuần trước, ông Mnuchin và ông Lighthizer đã trở lại Bắc Kinh và tình hình cũng được cải thiện.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD năm 2050

Thị trường chất bán dẫn thế giới đang ở làn sóng thứ hai, với động lực tăng trưởng đến từ các công nghệ như Trí tuệ Nhân tạo và lái xe tự động.

Trung Quốc có thể tránh "vết xe đổ" của Nhật Bản nếu học hỏi Hàn Quốc

Giữa bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhiều chuyên gia đã vội vã so sánh tình hình hiện tại của Trung Quốc với "thập kỷ...

Trung Quốc có thể sẽ sớm có nhiều thú cưng hơn… trẻ con!

Kết hôn được bảy năm, Hansen và cô vợ Momo hiện chăm sóc sáu “con nhỏ” tại căn hộ của mình ở trung tâm thành phố Bắc Kinh.

Trump đắc cử, kinh tế Mỹ sẽ ra sao?

Chúng ta không thể biết được nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với những cú sốc nào trong 4 năm tới. Nhưng xét đến các mục tiêu đã nêu và đề xuất chính sách thiếu...

Mỹ chính thức tăng thuế với xe điện, pin mặt trời, chất bán dẫn của Trung Quốc

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chính thức phê duyệt việc tăng thuế đối với hàng tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong ngày 13/09, với phần lớn các mức thuế mới...

Trái ngược với thị trường, Fitch dự báo Fed sẽ giảm lãi suất từ từ

Theo một ghi chú của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, chu kỳ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra "nhẹ nhàng" trong bối cảnh áp lực lạm...

Ông Trump từ chối tranh luận lần hai với bà Harris

Trong một diễn biến mới nhất của cuộc đua vào Nhà Trắng 2024, cựu Tổng thống Donald Trump đã từ chối đề xuất tranh luận lần thứ hai với đối thủ đảng Dân chủ, Phó...

NHTW châu Âu tiếp tục hạ lãi suất

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tiếp tục cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm trong ngày 12/09, đánh dấu lần cắt giảm thứ hai trong năm nay.

Chính phủ Mỹ lại đối diện nguy cơ đóng cửa do vấn đề ngân sách

Ngân sách chính phủ dự kiến hết hạn vào cuối tháng Chín và Quốc hội Mỹ sẽ cần một dự luật tạm thời được gọi là "nghị quyết tiếp tục" (CR) để giữ cho các hoạt động...

Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Mỹ

Chi phí đi vay thấp hơn đã thúc đẩy chỉ số đơn xin mua nhà do Hiệp hội Ngân hàng thế chấp của Mỹ theo dõi tăng 1,8%, lên mức cao nhất trong gần hai tháng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98