Trung Quốc đã làm gì để “chiều lòng” Mỹ về thương mại?

08/04/2019 16:26
08-04-2019 16:26:35+07:00

Trung Quốc đã làm gì để “chiều lòng” Mỹ về thương mại?

Trong ngày thứ Năm (04/04), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại “hoành tráng” với Trung Quốc trong vòng 4 tuần tới, trong đó các cuộc đàm phán thương mại đang tiến triển rất nhanh chóng.

Sau khi hai bên tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại tại một bữa ăn bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 vào ngày 01/12/2018, Washington yêu cầu Bắc Kinh thực hiện “những thay đổi cấu trúc liên quan tới chuyển giao công nghệ bắt buộc, bảo hộ sở hữu trí tuệ, rào cản phi thuế quan, xâm nhập mạng và đánh cắp mạng, dịch vụ và nông sản”.

Kể từ đó, Bắc Kinh cũng đã có những động thái phản ứng lại, cụ thể họ đã mua mạnh nông sản từ Mỹ và hạ thuế nhập khẩu xe hơi từ Mỹ.

Ngoài ra, họ cũng phác thảo luật và quy định nội địa mới để giải quyết các vấn đề về bảo vệ sở hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường.

Quy định sở hữu trí tuệ mới

Vào ngày 04/12/2018, ba ngày sau hội nghị thượng đỉnh Trump-Tập ở Argentina, cơ quan hoạch định kế hoạch kinh tế trung ương của Trung Quốc – Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) – đưa ra 38 hình phạt đối với việc vi phạm sở hữu trí tuệ, giải quyết một trong những mối quan tâm gai góc nhất trong các cuộc đàm phán thương mại.

Washington đã cáo buộc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ từ Mỹ để làm giàu công nghệ và tiến bộ công nghiệp của họ.

Vào ngày thứ Tư (03/04/2019), Larry Kudlow, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng hàng đầu của ông Trump, cho biết Trung Quốc lần đầu thừa nhận các quan chức Mỹ “có lý” về vấn đề sở hữu trí tuệ. Trước đó, họ toàn phủ nhận.

Mua nông sản từ Mỹ

Nông sản nhập khẩu từ Mỹ đã là mục tiêu để Bắc Kinh thực hiện các biện pháp đáp trả sau khi Washington đã áp thuế bổ sung lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Vào đầu tháng 3/2019, ông Trump đăng trên Twitter rằng ông đã “yêu cầu Trung Quốc lập tức gỡ bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan đối với nông sản Mỹ vì những tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại”.

Mặc dù Bắc Kinh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của ông Trump, nhưng họ đã bắt đầu xoa dịu căng thẳng về nông sản thông qua các đợt mua nông sản lúc đầu và những đề xuất của họ.

Vào ngày 31/01/2019, trong một cuộc họp với ông Trump ở Nhà Trắng, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cam kết Trung Quốc sẽ mua 5 triệu tấn đậu nành từ các nhà sản xuất Mỹ.

Trung Quốc đã đề xuất mua thêm 30 tỷ USD nông sản Mỹ mỗi năm, bao gồm đậu nành, bắp ngô và lúa mì, theo thông tin từ Bloomberg trong tháng 1/2019.

Vào ngày 12-13/12/2018, Trung Quốc đã mua 1.5-2 triệu metric tấn đậu nành từ Mỹ, trong đó các lô hàng xuất khẩu dự kiến vận chuyển trong suốt quý 1/2019, dựa trên Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Mỹ (USSEC).

Hạ thuế quan đối với xe hơi nhập khẩu từ Mỹ

Sau thỏa thuận đình chiến thương mại, Trung Quốc đã hạ bớt thuế nhập khẩu đối với xe hơi sản xuất ở Mỹ.

Trong ngày 14/12/2018, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo họ sẽ tạm thời gỡ bỏ phần thuế quan bổ sung 25% đối với xe hơi nhập khẩu từ Mỹ trong 3 tháng (bắt đầu từ ngày 01/01/2019), nhờ đó, mức thuế nhập khẩu đối với xe hơi Mỹ giảm xuống 15%. Bộ Tài chính Trung Quốc còn cho biết họ sẽ đình chỉ mức thuế nhập khẩu 5% đối với 67 phụ tùng xe hơi khác.

Ông Trump tỏ ra hoan nghênh thông báo này. “Trung Quốc vừa thông báo rằng nền kinh tế của họ đang tăng trưởng chậm hơn dự báo quá nhiều vì cuộc chiến thương mại với chúng ta. Họ vừa mới đình chỉ các đợt nâng thuế nhập khẩu đối với Mỹ”, ông viết trong một dòng tweet. “Mỹ đang làm rất tốt. Trung Quốc muốn có một thỏa thuận lớn và toàn diện. Thỏa thuận này có thể xảy ra và sẽ sớm thôi”.

Tiếp cận thị trường

Trong ngày 15/03, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật đầu tư nước ngoài mới, có lẽ là vấn đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc của Trung Quốc. Luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2020.

Bắc Kinh gấp rút thông qua luật này trong một nỗ lực giải quyết các phàn nàn từ phía Mỹ và châu Âu về những hành vi thương mại không công bằng.

Các nhà phê bình cho rằng nội dung của luật đầu tư nước ngoài mới khá chung chung.

Vào ngày 25/01/2019, bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Fang Xinhai, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ thông qua thêm nhiều đơn đăng ký từ các ngân hàng ở Phố Wall để chiếm tỷ lệ kiểm soát ở các liên doanh chứng khoán trong vòng 6 tháng tới.

Cấm Fentanyl

Vào ngày 01/04/2019, Trung Quốc tuyên bố sẽ phân loại các biến thể của Fentanyl là chất nằm trong phạm vi kiểm soát từ ngày 01/05/2019, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý với yêu cầu của ông Trump trong việc đưa ra động thái cứng rắn hơn để ngăn chặn dòng chảy Fentanyl từ Trung Quốc chảy vào Mỹ.

Mỹ cho rằng Trung Quốc đã xuất khẩu các chất có liên quan tới Fentanyl và từ đó dẫn tới hàng chục ngàn cái chết vì quá liều ở Mỹ mỗi năm. Phân loại các biến thể của Fentanyl nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất thuốc sản xuất ra các chất hơi khác một chút để lách luật.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, thị trường liệu có sốc?

Một chuyên gia phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay 50 điểm cơ bản trong tuần tới mà không gây hoang mang cho thị...

Giới phân tích đánh giá kịch bản Fed cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm

Chuyên gia Stiglitz cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách sắp tới do “đã đi quá xa và quá nhanh” trong việc thắt chặt...

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...

Bóng ma giảm phát đeo bám Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng trước, góp phần cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc thúc...

Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo danh sách hạn chế cập nhật mới được công bố ngày 8/9, Trung Quốc sẽ giảm các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài từ 31 xuống còn 29 lĩnh vực, riêng ngành sản...

Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo tồi tệ nhất

Trải qua một trong những mùa hè nóng nực nhất, Nhật Bản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu gạo lớn nhất trong 30 năm qua, với các kệ hàng trống rỗng, giá cả...

Bộ trưởng Yellen: Kinh tế Mỹ vẫn trên đà "hạ cánh mềm", thị trường việc làm chưa đáng ngại

Trong bối cảnh thị trường tài chính lo ngại về sự hạ nhiệt rõ rệt của thị trường việc làm, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã lên tiếng trấn an công chúng về sức...

Fed đứng trước ngã ba đường: Cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm liệu có đủ?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng này khi lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động chậm lại. Câu hỏi lớn...

Trump nói sẽ áp thuế 100% với các quốc gia từ bỏ đồng USD

Trong bài phát biểu hùng hồn trong ngày 07/09, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ áp thuế mạnh tay với các quốc gia từ bỏ đồng bạc xanh, bổ sung thêm...

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý 2

Khu vực gồm 20 quốc gia đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 0,2% trong quý 2 so với quý trước đó, thấp hơn mức ước tính 0,3% được đưa ra hồi tháng Bảy.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98