Tỷ lệ vàng lợi nhuận/rủi ro

02/04/2019 09:33
02-04-2019 09:33:54+07:00

Tỷ lệ vàng lợi nhuận/rủi ro

Chúng ta ở đây, những nhà đầu tư chứng khoán, chắc hẳn đều biết đến câu nói nổi tiếng của George Soros "Bạn đúng hay sai không quan trọng, cái chính là bạn kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai". Tuy nhiên, để thật sự hiểu và áp dụng câu nói này như kinh nghiệm của một bậc tiền bối đi trước thì không phải ai cũng có thể làm được.

Mấu chốt của việc kiếm tiền là phải kiểm soát được tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro

Bản thân tôi trước đây và nhiều nhà đầu tư hiện tại có thể khá xa lạ với khái niệm quản trị rủi ro. Hầu hết chúng ta khi mua bán một cổ phiếu nào đó đều quan tâm chúng ta sẽ đạt được lợi nhuận bao nhiêu mà quên mất điều quan trọng là chúng ta có thể chấp nhận mức lỗ bao nhiêu để có được mức lợi nhuận đó.

Cuộc sống luôn có sự đánh đổi và không có điều tốt đẹp nào đến dễ dàng cả. Đầu tư cổ phiếu cũng vậy, lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Nhưng rủi ro ra sao, lợi nhuận thế nào để chúng ta chấp nhận đánh đổi thì đó là bài toán mà chúng ta phải biết trước đáp án trước khi vô lệnh.

Bài toán xác suất

Để dễ hình dung, bạn hãy cùng tôi trải nghiệm trò chơi: Tung đồng xu. Nếu bạn tung được mặt sấp sẽ được 1 đồng, mặt ngửa sẽ mất 1 đồng. Bạn có đồng ý với tôi rằng về dài hạn, tỷ lệ mặt sấp và ngửa là 50:50 không? Chung quy lại, trong trò chơi này, bạn chẳng nhận được gì cả. Nếu bỏ thời gian, công sức để làm một điều gì đó mà kết quả nhận được là con số 0, bạn có muốn tiếp tục không? Câu trả lời tất nhiên là không rồi.

Trong đầu tư chứng khoán cũng vậy, nếu về dài hạn, mức kỳ vọng về lợi nhuận bằng 0 thì thực chất là bạn đang lỗ rất nhiều. Cái bạn lỗ là chi phí cơ hội, chi phí giao dịch, thời gian, công sức,...

Tuy nhiên, nếu bạn nhận được 2 đồng mỗi lần tung được mặt sấp và chỉ mất 1 đồng mỗi lần tung mặt ngửa thì câu chuyện lại khác. Lúc này, nếu thắng, bạn sẽ nhận được 2 và thua chỉ mất 1, tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro là 2:1, xét về dài hạn khi tung mặt sấp/ ngửa của đồng xu là 50:50 thì tổng kết lại, bạn có lợi nhuận.

Đây là bài toán mà những nhà đầu tư nổi tiếng đều hiểu rất rõ. Đến cả phù thủy chứng khoán Mark Minervini cũng khẳng định “Khi thực hiện một giao dịch, tôi chẳng biết nó sẽ lời hay lỗ”. Thật sự đúng là như vậy. Dĩ nhiên khi vào lệnh, các cổ phiếu đều đã phải thỏa những tiêu chí về phương pháp giao dịch của mỗi người. Tuy nhiên, việc quyết định việc tăng hay giảm giá cổ phiếu là câu chuyện của thị trường, không phải của chúng ta. Điều chúng ta quan tâm ở đây là gì? Đó là sau mỗi giao dịch, nếu thắng bạn sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận và thua bạn sẽ mất bao nhiêu đồng? Có thể, mỗi nhà đầu tư đều có một mức kỳ vọng về lợi nhuận khác nhau. Nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là chúng ta cần xác định tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro trước khi vô lệnh và đảm bảo rằng khi thắng, chúng ta sẽ có được nhiều hơn khi mất.

Thành công liệu có đến từ chén thánh?

Nghĩ đơn giản một chút, với xác suất thắng/thua ngẫu nhiên là 50:50, nếu chúng ta tuân thủ đúng tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn rủi ro thì tổng kết chúng ta vẫn có lời. Nhưng chắc hẳn, chúng ta đều có những tìm hiểu trước khi mua bán cổ phiếu, nào là phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, hay chí ít là những thông tin về doanh nghiệp, chúng ta biết chúng ta đang mua cổ phiếu của doanh nghiệp nào, lĩnh vực nào. Đó đều là những yếu tố làm tăng xác suất thắng.

Bạn thấy không, điều đóng góp nhiều nhất làm nên thành công trong giao dịch của bạn, không đến từ phương pháp hay chén thánh mà bạn đang tìm kiếm. Nó đến từ việc bạn quản trị rủi ro như thế nào.

Bạn cũng không nên quá lo lắng, nếu ở trường hợp rủi ro nhất, bạn mua cổ phiếu t+3 mới có thể giao dịch được, nhưng khi cổ phiếu chưa về tài khoản thì đã chạm mức cắt lỗ, cổ phiếu sàn liên tiếp và bạn bị lỗ nhiều hơn mức rủi ro đặt ra thì sao? Điều này có thể xảy ra chứ, vì sự quyết định là ở thị trường cơ mà. Tuy nhiên, cuộc sống luôn công bằng bạn ạ. Có thể một ngày nào đó, khi bạn mua cổ phiếu, thay vì nhận được lợi nhuận x2, bạn có thể nhận được hơn thế rất nhiều. Đừng lo lắng về những biến cố có thể xảy ra đó, bởi chúng ta luôn có cách để giải quyết. Mọi việc xảy ra, tôi tin rằng nó đều là một sự sắp đặt, đôi lúc một thứ gì đó mất đi là để nhường chỗ cho những điều tốt đẹp đang đến. Vì thế, đừng quá lo lắng nếu chẳng may bạn rơi vào trường hợp xấu đó nhé.

Hy vọng những chia sẻ của tôi sẽ giúp nhà đầu tư gặt hái được kết quả tốt trong quá trình đầu tư. Bởi như bạn thấy đấy, dù bạn hên hay xui, thì xác suất thắng vẫn là 50:50, điều quan trọng nhất vẫn là quản trị rủi ro theo tỷ lệ vàng mà bạn cần xác định trước trong mỗi giao dịch. Đừng chơi trò chơi mà bạn biết rõ kết quả sẽ bằng 0.

Chúc bạn thành công!

Kim Dung

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

'Chênh vênh' tâm lý giao dịch chứng khoán và những bài học đắt giá

Nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường chứng khoán cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. Có thể nói, yếu tố tâm lý của họ ảnh hưởng nhiều đến diễn...

Cẩn trọng với những chiêu trò lừa đảo chứng khoán trên mạng

Giao dịch trực tuyến ngày càng phổ biến giúp tiếp cận thị trường chứng khoán càng thêm thuận lợi hơn. Tuy nhiên, sự thuận lợi này kéo theo không ít chiêu trò lừa...

Kinh nghiệm nào cho nhà đầu tư qua sự cố hệ thống VNDirect?

Rủi ro với VNDirect cũng có thể xảy ra đối với bất kỳ công ty chứng khoán nào trên thị trường, dù doanh nghiệp đều đầu tư bài bản vào hệ thống công nghệ thông tin...

Hội quán Chứng khoán sinh hoạt định kỳ tháng 3/2024 với chủ đề “Cơ hội đầu tư quý 2 qua góc nhìn FA và Fn”

Sau giai đoạn tăng tốt về cả thanh khoản lẫn điểm số, thị trường chứng khoán trong tháng 3 đã có những tuần rung lắc, đặc biệt  phiên 19/03, chỉ số VN-Index giảm 42...

Trăn trở của nhà đầu tư nhỏ lẻ mỗi khi mùa báo cáo tài chính đến

Kết thúc năm 2023 cũng là lúc hàng ngàn báo cáo tài chính của các công ty niêm yết công bố với nhiều thông tin tích cực lẫn tiêu cực. Là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc...

Từ vụ 'đánh bạc' cổ phiếu họ FLC, rút bài học về nguyên tắc đầu tư

Qua vụ việc thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch tập đoàn FLC, một bài học lần nữa được nhắc lại, đó là nguyên tắc đầu tư và...

Warren Buffett: Kỷ nguyên tăng trưởng ấn tượng của Berkshire Hathaway đã qua

Huyền thoại Warren Buffett cảnh báo rằng đế chế đa ngành 905 tỷ USD của ông “gần như không có khả năng tăng trưởng ấn tượng” trong vài năm tới. Điều này đặt ra...

Warren Buffett ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire Hathaway

Warren Buffett vừa chia sẻ sự kính trọng với huyền thoại Charlie Munger quá cố trong lá thư gửi cổ đông, ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire...

Luận Cổ Nhơn, đàm chứng khoán

Đầu xuân Giáp Thìn 2024, tôi được một người đồng nghiệp giới thiệu trò chơi dân gian ở quê anh - Cổ Nhơn.

Bài học đắt giá nhất từ những nhà đầu tư hàng đầu thế giới

Không ai có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn mà không trả qua những sai lầm. Từ đó, họ rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và tự điều chỉnh lại chiến...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98