Vì sao Amazon đóng cửa hoạt động marketplace ở Trung Quốc?

18/04/2019 15:27
18-04-2019 15:27:02+07:00

Vì sao Amazon đóng cửa hoạt động marketplace ở Trung Quốc?

Queenie Liao, một nhân viên văn phòng ở Quảng Châu (Trung Quốc), mua sắm trực tuyến vài lần mỗi tuần. Taobao của Alibaba và JD.com là những nền tảng mà bà sử dụng, nhưng hồi trước thì khác.

“Tôi đã từng sử dụng Amazon một vài năm về trước. Amazon là một trong những cửa hàng mua sắm trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc và nhiều người bạn nói với tôi rằng những hàng hóa từ Amazon đáng tin cậy hơn rất nhiều. Đó là lý do tôi sử dụng Amazon”, Liao nói với CNBC. “Giờ thì Taobao và JD có nhiều mặt hàng hơn”.

Sự thay đổi trong thái độ của bà Liao cho thấy một trong những lý do chính giải thích tại sao Amazon được cho là đang gặp khó khăn ở Trung Quốc. Ông lớn thương mại điện tử của Mỹ hiện đang lên kế hoạch đóng cửa mảng marketplace ở Trung Quốc.

“Chúng tôi đang thông báo với các người bán rằng chúng tôi sẽ không còn vận hành marketplace trên trang Amazon.cn và chúng tôi cũng không còn cung cấp dịch vụ bán hàng trên Amazon.cn từ ngày 18/07/2019”, Amazon cho biết trong một tuyên bố, theo Financial Times.

“Trong vài năm vừa qua, chúng tôi đã phát triển mảng bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc để tăng cường doanh thu xuyên biên giới và đổi lại, chúng tôi cũng nhận được phản hồi mạnh mẽ từ các khách hàng Trung Quốc. Nhu cầu về các mặt hàng chất lượng cao và đáng tin cậy từ khắp thế giới đang tăng trưởng nhanh chóng và xét tới sự hiện diện trên toàn cầu của Amazon, Công ty có vị thế tốt để phục vụ nhu cầu này”, Amazon nói thêm.

Các khách hàng ở Trung Quốc vẫn sẽ có khả năng mua hàng từ Mỹ, Đức, Nhật Bản và Anh thông qua các trang web toàn cầu của Amazon, dựa trên nguồn tin từ Reuters. Mảng đám mây của Amazon được cho là sẽ tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc.

Thị trường xuyên biên giới

Amazon bước vào thị trường Trung Quốc trong năm 2004 thông qua thương vụ thâu tóm Joyo – một thị trường mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc. Joyo sau đó được đổi tên thành Amazon China trong năm 2011. Họ đạt được nhiều thành công trong thời gian đầu hoạt động với thị phần hơn 15% trong giai đoạn 2011-2012, theo Choi Chun, Chuyên viên phân tích tại iResearch có trụ sở ở Trung Quốc.

Như bà Liao đề cập, trong những ngày hoạt động ở Trung Quốc, Amazon nổi tiếng là trang bán hàng hóa có uy tín và được khách hàng Trung Quốc tin dùng. Những tay chơi Trung Quốc như Alibaba gặp khó khăn trong việc đối phó với hàng giả trên trang web của họ. Tuy nhiên, những ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp chủ động hơn để chống lại hàng giả.

Amazon không những phải cố gắng cạnh tranh với các ông lớn thương mại điện tử như JD và Alibaba – những công ty có khả năng giao hàng tới người dân Trung Quốc nhanh hơn – mà còn phải cạnh tranh với các công ty nhỏ hơn như Pinduoduo và VIP.com.

Gã khổng lồ của Mỹ cũng không quyết liệt về tiếp thị và quảng cáo như một số đối thủ. Alibaba và JD đều thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn và chiến dịch quảng cáo đồ sộ vào ngày 11/11 mỗi năm, được biết tới là Ngày Độc thân.

Trong tuyên bố, Amazon cho biết họ nhấn mạnh tới các giao dịch xuyên biên giới. Các “tay chơi” thương mại điện tử Trung Quốc cũng tập trung vào các giao dịch xuyên biên giới trong những năm gần đây. Hồi tháng 11/2018, Alibaba công bố kế hoạch giúp các doanh nghiệp trên toàn cầu bán 200 tỷ USD hàng hóa cho Trung Quốc trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, các chuyên viên phân tích cho rằng Amazon vẫn có thể cạnh tranh tại thời điểm này.

“JD và Alibaba có vị thế tốt hơn vì họ có lưu lượng truy cập và khách hàng lớn hơn (so với các nền tảng khác). Nhưng một điều mà tôi cần nhấn mạnh là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới ở Trung Quốc không đồng nhất như hoạt động thương mại điện tử nội địa, người mua sắm trực tuyến có thể sử dụng các nền tảng khác nhau để mua các hàng hóa khác nhau từ nước ngoài”, Chun nói với CNBC. “Do đó, hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới của Amazon vẫn có tính cạnh tranh rất cao”.

Ông Chun cho biết mảng giao dịch xuyên biên giới của Amazon “không quá đáng kể”, nhưng Amazon “không nhận ra vấn đề trong việc vận hành ở Trung Quốc và không muốn bắt kịp với các đối thủ khác”.

“Tôi sẽ không loại bỏ khả năng mảng thương mại xuyên biên giới của Amazon sẽ đi theo con đường giống với mảng thương mại điện tử nội địa tại Trung Quốc”, Chun cho biết,

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giới trader đặt cược vào hai đợt cắt giảm lãi suất lớn của Fed trước năm 2025

Trong không khí căng thẳng trước thềm cuộc họp chính sách quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), các nhà giao dịch trên thị trường quyền chọn vẫn đang đặt...

Đồng Yên tăng lên đỉnh năm 2024

Đồng Yên đã tăng giá lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2024, đạt 141.51 Yên đổi 1 USD sau những phát biểu đáng chú ý của Junko Nakagawa, thành viên Hội đồng Ngân hàng...

Trung Quốc trở lại thị trường trái phiếu châu Âu khi ECB có thể hạ lãi suất

Theo một thông báo chính thức ngày 9/9, Bộ Tài chính Trung Quốc đã công bố sẽ phát hành tới 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD) trái phiếu tại Paris, Pháp trong tuần bắt đầu vào...

Tiền mặt dôi dư, doanh nghiệp Nhật tìm kiếm các thương vụ M&A lớn ở nước ngoài

Doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm cách thu mua và sáp nhập (M&A) các công ty lớn hơn ở nước ngoài khi nguồn tiền mặt dư dôi hơn 4.200 tỉ đô la. Thị trường nội địa chật...

Đồng Yên mạnh lên, cơn ác mộng carry trade liệu có tái diễn?

Mới đây, một chuyên gia tại BK Asset Management cảnh báo kịch bản hỗn loạn xuất phát từ carry trade đồng Yên hồi tháng 8 có thể tái diễn trong bối cảnh đồng Yên...

Black Myth: Wukong - canh bạc tất tay của nhà đầu tư Daniel Wu

Trong làng game toàn cầu, Black Myth: Wukong đã tạo nên cơn sốt với 18 triệu bản bán ra chỉ trong hai tuần đầu phát hành. Đằng sau thành công vang dội này là câu...

Các gia tộc siêu giàu sẽ kiểm soát 9.5 ngàn tỷ USD vào năm 2030

Theo ước tính của công ty tư vấn Deloitte, tài sản của các gia đình siêu giàu có thể đạt 9.5 ngàn tỷ USD vào năm 2030, tăng 73% so với mức 5.5 ngàn tỷ USD hiện tại...

Khối tài sản của các gia đình siêu giàu ước đạt 9.500 tỷ USD vào năm 2030

Báo cáo của Deloitte dự kiến tổng khối tài sản của các gia đình siêu giàu sẽ tăng 73% đạt 9.500 tỷ USD vào năm 2030 so với mức 5.500 tỷ USD hiện tại.

Fed rục rịch hạ lãi suất, kỷ nguyên nới lỏng tiền tệ đang đến gần

Nếu Fed nới lỏng chính sách tiền tệ tại cuộc họp tiếp theo như dự kiến, quyết định đó sẽ chính thức đánh dấu sự kết thúc của chiến dịch chống lạm phát quyết liệt...

Tổng tài sản của các ETF chủ động sắp cán mốc 1 ngàn tỷ USD

Các ETF chủ động đang tiến tới cột mốc 1 ngàn tỷ USD về tài sản và trở thành một động lực chính thúc đẩy toàn ngành này - một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi lớn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98