Vượt lên sau thất bại đổi tiền

30/04/2019 11:00
30-04-2019 11:00:00+07:00

Vượt lên sau thất bại đổi tiền

Hẹn chúng tôi vào một ngày giữa tháng 4-2019, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, một thành viên "nhóm thứ Sáu", kể lại nhiều chuyện thú vị, khó quên về cột mốc quan trọng dẫn đến phải đổi tiền vào năm 1985.

Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, đó cũng là cột mốc quan trọng, tạo ra chất xúc tác để kinh tế đổi mới theo cơ chế thị trường.

Đổi tiền

Năm 1985, nhà nước áp dụng một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thực hiện kinh tế công - nông nghiệp hoàn chỉnh từ cấp cơ sở (quận, huyện), đã dẫn đến nền kinh tế diễn biến khá phức tạp. Bởi thời điểm ấy chênh lệch giá giữa thị trường của nhà nước và bên ngoài rất lớn. Hàng hóa thị trường có tổ chức tràn ra ngoài, giá cả thị trường bên ngoài tăng nhanh, làm cho tình trạng lạm phát xảy ra. Đời sống cán bộ - công nhân viên gặp khó khăn, lương không đủ sống. Nhà nước không kiểm soát được tình trạng biến động của giá cả. Sản xuất sụt giảm trầm trọng, các địa phương đều khó khăn. Đặc biệt, các thương nhân tập trung "đánh" lại các chính sách, kế hoạch về sản xuất - kinh doanh của nhà nước đưa ra.

Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Trước tình hình này, nhà nước muốn chấn chỉnh với mục đích cải cách giá - lương - tiền nhằm kéo giá xuống, điều chỉnh mặt bằng giá mới, điều chỉnh lượng tiền lưu thông bên ngoài, tránh để tiền nằm trong tay các thương nhân nên đã quyết định đổi tiền. Nhưng lúc đó, lãnh đạo Chính phủ không nhìn thấy thực trạng là khi thực hiện kế hoạch kinh tế công - nông nghiệp hoàn chỉnh thì mỗi địa bàn quận, huyện gần quay lại hình thức tự cấp tự túc sản phẩm hàng hóa riêng cho mình. Điều này đã gây ra tình trạng "ngăn sông cấm chợ", khu vực nào sản xuất phục vụ khu vực đó, dẫn đến giá cả hàng hóa từ nơi này đến nơi khác có sự chênh lệch rất lớn. Ví dụ ở Tây Nguyên giá khoai mì lát 1 kg chỉ 1 đồng nhưng tới TP HCM thì đẩy lên gấp 10 lần. Đó cũng là lý do nhiều người đã buôn lậu móc ngoặc, đầu cơ hàng hóa kiếm lời.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố bất ổn khác đã diễn ra trong giai đoạn này, ví dụ như kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp đã làm cho tiền chỉ phân phối cho hệ thống của Ngân hàng Nhà nước. Bản thân nhà nước cũng sợ cung tiền ra nhiều thì lại lạm phát nên đã tìm mọi cách kiểm soát chặt dòng tiền mặt đưa ra thị trường. Từ đó xảy ra tình trạng Ngân hàng Nhà nước bội thu tiền mặt.

Có thực tế là Ngân hàng Nhà nước thời bấy giờ khuyến khích dân gửi tiền tiết kiệm nhưng nếu họ muốn rút tiền ra thì phải làm đơn, xin phép và phải chứng minh dòng tiền lấy ra dùng vào việc gì, phải liệt kê từng món phải chi tiêu thì mới được cho rút. Và dù là tiền của mình gửi tiết kiệm nhưng người dân cũng không được rút hết mà chỉ rút 20%-30% tổng tiền gửi.

Chuyện này diễn ra theo vòng luẩn quẩn, cụ thể là vì tiền ít nên khi cầm được tiền thì người dân đi mua ngay hàng hóa vì sợ đồng tiền mất giá. Không ai cầm lâu nên vòng quay tiền rất nhanh. Cứ thế nên đẩy vật giá tăng và tiền xoay vòng, khiến cho nhà nước cứ tưởng là tiền bên ngoài nhiều. Và nút thắt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam là đổi tiền ngày 14-9- 1985 với chính sách 10 đồng tiền cũ đổi 1 đồng tiền mới.

Thất bại

Ngay sau khi thực hiện đổi tiền nằm trong kế hoạch kinh tế giá - lương - tiền để thực thi mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, lãnh đạo trung ương đã nhận thấy việc đổi tiền không giải quyết được vấn đề gì cả và thừa nhận mục tiêu cải cách giá - lương - tiền đã thất bại. Một trong những lý do đó là khi đổi tiền thì không đổi nhiều tiền lẻ khiến cho mặt bằng giá tự động nâng lên một mức mới. Ví dụ, 1 trái ớt trước đây giá 1 đồng, do tiền lẻ thiếu nên người ta lại bán ra giá 2 đồng; đồng thời do thiếu tiền nên xảy ra chuyện hàng đổi hàng.

Sau khi đổi tiền thì tiền trong dân không còn nhiều nhưng giá cả hàng hóa vẫn tăng. Hoạt động sản xuất thì đình đốn do thiếu tiền, đời sống cán bộ - công nhân viên rất bức bách. Trước tình hình đó, lãnh đạo các tỉnh, thành cả nước đều đệ đơn "kêu cứu". Đảng, nhà nước đã nhận thấy rằng cần phải có giải pháp để thay đổi tình hình lúc bấy giờ. Vào cuối năm 1986, Bí thư Thành ủy TP HCM Võ Trần Chí đã bàn với chuyên gia kinh tế - tài chính Phan Chánh Dưỡng về vấn đề này. Sau đó, anh Dưỡng tập hợp thêm một số anh em chuyên gia (trong đó có ông Huỳnh Bửu Sơn) để cùng bàn. Đến cuối năm 1985, đầu năm 1986 thì "Nhóm thứ Sáu" ra đời và gặp gỡ, thảo luận (thường họp vào thứ sáu nên có tên gọi như vậy).

Khi ấy, nền kinh tế lâm vào tình cảnh xáo trộn, giá cả tăng từng ngày trong khi tiền mặt lại khan hiếm, chính quyền các cấp kêu gào kéo giá xuống. Thời điểm đó, nhiều ý kiến từ nhà nước cho rằng do người bán tăng giá nên phải dùng biện pháp hành chính kéo giá xuống. Chính ông Huỳnh Bửu Sơn đã đề nghị phải có một bản so sánh sự biến đổi giá của nền kinh tế qua các thời kỳ. Kết quả cho thấy giá cả chênh nhau không đáng kể. Sau nhiều ngày tranh luận, mọi người đã nhận ra rằng sự hỗn loạn của kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ giống như mọi vật đang trong tình trạng rơi tự do của vật lý, trong đó thu nhập của người lao động ăn lương là rơi nhanh nhất.

Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Chuyển mình

Sau đó, nhà nước đã đứng vào vị trí của người tiêu dùng và trên nền tảng tư duy bao cấp tiền lương nên mọi giá cả đều lên. Nhưng nếu đứng ở góc độ sản xuất, nghĩa là cái gốc của nền kinh tế lúc bấy giờ thì giá đã làm cho mọi ngành sản xuất đều lỗ, đều ăn vào vốn, cả nền kinh tế tan rã. Công trình nghiên cứu đầu tiên của "Nhóm thứ Sáu" là "Các biện pháp chủ động về tiền tệ, giá cả nhằm phát triển kinh tế" đã được biên soạn. Cùng với đó là các công trình nghiên cứu khác như: Đổi mới hệ thống ngân hàng; Xây dựng chính sách phát triển ngoại thương cho Việt Nam; Quy hoạch vùng để phát triển kinh tế đã được trình và lãnh đạo nhà nước lắng nghe.

Ông Huỳnh Bửu Sơn cho rằng chính sách đổi tiền thất bại đã tạo ra một chất xúc tác để nền kinh tế chuyển sang giai đoạn mới. Thời gian ấy, "Nhóm thứ Sáu" đã đề xuất nhiều nội dung trong đó có đề tài "Khắc phục hậu quả của chương trình giá - lương - tiền" với nhiều khuyến nghị. Đặc biệt, Nghị quyết VI - nghị quyết về Đổi Mới - nền kinh tế chuyển động từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, trong đó cải cách giá là vấn đề then chốt, giải tỏa tình trạng "ngăn sông cấm chợ" làm cản trở lưu thông hàng hóa tự do trên thị trường; đồng thời phải để quy luật cung - cầu được vận hành đưa hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu… Kinh tế khởi sắc từ đó.

Vì vậy, năm 1987, TP HCM mở mô hình ngân hàng cổ phần đầu tiên, đó là Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, đồng thời thừa nhận nền kinh tế gồm 5 thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tập thể). Các thành phần kinh tế được tham gia đầu tư mở khu chế xuất, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó tạo ra nhiều động lực để làm cho nền kinh tế phát triển tự do.

SƠN NHUNG

Người lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Không có chuyện dự án đường sắt bị bán, chuyển nhượng cho nước ngoài

Các đại biểu nhấn mạnh nhà đầu tư phải có năng lực, có khả năng huy động vốn để làm dự án và đề nghị cần cơ chế để thẩm định, thậm chí kiểm tra chéo để tìm ra những...

Phó thủ tướng đề nghị Google phổ cập AI cho doanh nghiệp Việt Nam

Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Google cần chủ động phổ cập AI, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không có tình trạng thuốc giả trong bệnh viện

Giải trình tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, có tình trạng thuốc giả trên thị trường nhưng không...

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Chuyên gia cảnh báo, hải quan Mỹ đang áp dụng công nghệ AI một cách mạnh mẽ trong giám sát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp...

Bình Thuận yêu cầu chi trả lương tháng 7 cho công chức trước ngày 23-6

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Kho bạc Nhà nước Khu vực XV cấp kinh phí để chi trả tiền lương kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức của tháng 7-2025...

FDI suy giảm cản trở tăng trưởng của các nước đang phát triển

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế đang phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005, làm dấy lên lo ngại về khả năng thúc đẩy tăng...

Rót 7 tỷ USD vào Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Khu lõi của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 9,2 ha. Diện tích này sẽ đầu tư xây dựng trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan...

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98