Xăng, điện đẩy giá hàng hóa tăng

13/04/2019 10:00
13-04-2019 10:00:00+07:00

Xăng, điện đẩy giá hàng hóa tăng

Giá nhiều loại sản phẩm trên thị trường đã và đang tiếp tục đi lên sau khi giá điện và xăng cùng tăng.

Điện và xăng dầu cùng tăng giá kéo hàng hóa lên giá mới Ảnh: Ngọc Thắng

Giá tăng từ 5 - 10%

Từ đầu tháng 4, Công ty FrieslandCampina VN thông báo giá bán lẻ của 16 loại sữa tăng thêm trong phạm vi 5% so với giá trước đó. Chị Ngọc Nga (Q.7, TP.HCM) cũng cho biết vài ngày gần đây, giá một số thực phẩm ở chợ cũng tăng nhẹ từ 1.000 - 3.000 đồng/kg. Mức tăng khá nhẹ nên nếu không để ý cũng sẽ không nhận ra.

Ngay sau ngành điện công bố tăng giá bán ra, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty SaigonFood, cho biết mỗi tháng công ty sẽ phải chi thêm gần 220 triệu đồng tiền điện, tương ứng 2,6 tỉ đồng/năm. Cuối tháng 3, SaigonFood đã lên kế hoạch tăng giá bán cho các sản phẩm từ 5 - 10% nhưng vẫn chưa thực hiện. Mới đây công ty cũng đã nhận được báo giá mới của các sản phẩm nguyên phụ liệu như bao bì, nguyên liệu nhập khẩu. Cộng với mức điều chỉnh giá xăng mới đây nên SaigonFood sẽ “gom” lại để tăng luôn. “Để tăng giá bán ra thì doanh nghiệp (DN) phải dòm qua dòm lại nhiều thứ, từ các sản phẩm cùng loại trên thị trường đến hoạt động sản xuất, mức tiêu thụ… Hơn nữa, đối với kênh bán hàng ở các siêu thị thì mỗi năm DN chỉ được tăng giá bán tối đa 2 lần. Vì vậy chúng tôi đang rất đau đầu để đưa ra mức tăng như thế nào cho hợp lý cũng như thời điểm tăng phù hợp, ít tác động nhất đến người dùng hay lượng hàng bán ra. Để tăng giá bán thì công ty phải thông báo cho các đối tác, các điểm bán lẻ từ 1 - 2 tháng và thời gian đó mình phải ráng gồng và gánh hết mọi chi phí đầu vào đã tăng”, bà Lâm chia sẻ.

Không chỉ các mặt hàng tiêu dùng tăng giá mà các sản phẩm khác như xi măng, sắt thép cũng đã có một đợt điều chỉnh từ cuối tháng 3 đến nay. Chẳng hạn từ ngày 25.3, Công ty thép Pomina tăng giá bán tất cả chủng loại thêm 200.000 đồng/tấn, đưa giá bán của sản phẩm này tại nhà máy lên từ 16,15 triệu đồng đến 16,7 triệu đồng/tấn. Hay Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (Tisco) cũng nâng giá thép thành phẩm từ 150.000 - 200.000 đồng/tấn. Tương tự, từ đầu tháng 4, các DN sản xuất xi măng như Vissai Ninh Bình, Xi măng Sông Lam, Xi măng Đồng Lâm, Xi măng Công Thanh… đã có thông báo tăng giá bán xi măng ra thị trường với mức tăng từ 20.000 - 50.000 đồng/tấn.

Đại diện Công ty thép Pomina cho biết nguyên nhân tăng giá bán ra là do giá điện tăng thêm 8,36% từ ngày 20.3. Hơn nữa, đợt tăng giá xăng thêm gần 1.500 đồng/lít vào ngày 2.4 vừa qua cũng tác động đến giá thành sản phẩm của các nhà máy sản xuất thép và điều đó cũng khiến công ty đang lo lắng.

Điều chỉnh giá cần linh hoạt

TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính), nhận xét việc các công ty đưa hàng hóa lên mặt bằng giá mới là điều tất yếu. Bởi giá xăng và điện đồng loạt tăng mạnh khiến chi phí sản xuất của DN tăng cao. Tùy thuộc vào năng lực của từng đơn vị thì tác động đó sẽ khác nhau nhưng hầu như không đơn vị nào né được. Tuy nhiên, việc điều hành giá cả các mặt hàng quan trọng như điện, xăng dầu cần phải được thực hiện linh hoạt hơn.

TS Ngô Trí Long ví dụ, giá điện trong năm vừa qua không tăng nên đã dự kiến từ cuối năm 2018 là sẽ tăng trong đầu năm nay. Trong khi đó, giá xăng lại được điều chỉnh theo từng đợt 15 ngày theo diễn biến giá thế giới. Vì vậy, nếu như trong kỳ điều chỉnh giữa tháng 3, Bộ Công thương không nên xả mạnh quỹ bình ổn để “kìm” giá xăng dầu mà nên cho tăng ở mức vừa phải. Nếu làm vậy thì sẽ không “dồn một cục” đến đầu tháng 4 lại tăng mạnh gần 1.500 đồng/lít. “Giá xăng dầu thế giới luôn có những biến động thất thường. Từ nay sắp tới, nhiều dự báo cho thấy sản phẩm này đang có xu hướng đi lên. Do đó việc điều hành giá cả cần uyển chuyển hơn và nhìn vào dự báo trong tương lai. Nếu chính sách điều hành giá cả không đề phòng, không tạo ra dư địa thì những đợt tăng giá quá mạnh sẽ gây sốc cho DN và người tiêu dùng”, TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Theo ước tính của Bộ Công thương, việc tăng giá điện thêm 8,36% vừa qua sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 0,26 - 0,31%, làm giảm GDP từ 0,22 - 0,25% và khiến chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng từ 0,15 - 0,19%. Cộng thêm với mức tăng của giá xăng đợt này, sẽ có thêm tác động lên tới các chỉ số trên, khiến cuộc sống của nhiều người dân, đặc biệt những người có thu nhập trung bình thấp, sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

MAI PHƯƠNG

THANH NIÊN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư tại Lào

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất và đề nghị phía Lào hỗ trợ cùng tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp thực hiện dự án tại quốc...

Một công ty bị truy tố tội trốn thuế trong vụ mua bán trái phép hóa đơn trị giá 13.000 tỉ đồng

Trong vụ mua bán trái phép hóa đơn, công ty này đã sử dụng 51 hóa đơn GTGT khống để kê khai, trốn hơn 31 tỉ đồng tiền thuế GTGT và thuế TNDN.

TPHCM: Đến năm 2030, kinh tế số sẽ đóng góp 40% GRDP, xây dựng Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2030 là đầu tàu về kinh tế, đi đầu trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Phấn đấu kinh tế số đóng góp khoảng 40% GRDP, 40% doanh nghiệp có...

Dồn lực khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 3

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung chỉ đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và các đơn vị trực thuộc tổng lực huy động lực lượng xử lý, khắc...

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên: Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 07/09, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn có đầy đủ quy trình, quy...

Lo thiếu điện, Bộ Công Thương đề xuất phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ

Bộ Công Thương tính đến phương án tăng phát triển điện mặt trời và nghiên cứu giải pháp phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện...

Bộ Tài chính: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 290 ngàn tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch

Bộ Tài chính kiến nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của...

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho ‘nền kinh tế bạc’?

Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 khi tỷ lệ người cao niên trên 60 tuổi bắt đầu vượt ngưỡng 10%. Tỷ lệ này tiếp tục tăng nhanh và đạt 25%...

Ông Nguyễn Huy Dũng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 06/09, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã bầu đồng chí Nguyễn Huy Dũng giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2020-2025.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 tăng 2.0% so với tháng trước

Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 tăng 2.0% so với tháng trước và tăng 9.5% so...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98