Xuất hiện tín hiệu cảnh báo về đà tăng 4 ngàn tỷ USD của chứng khoán châu Á
Xuất hiện tín hiệu cảnh báo về đà tăng 4 ngàn tỷ USD của chứng khoán châu Á
Những nỗi lo xoay quanh mức tăng trưởng 2 con số của chứng khoán châu Á chỉ ngày một tăng: Dòng vốn vào từ các quỹ ETF cổ phiếu đã suy giảm phần nào.
Mặc dù lượng tài sản dưới quyền quản lý của các quỹ ETF cổ phiếu châu Á hiện đã tăng 9% lên 502 tỷ USD trong năm nay, nhưng dòng vốn vào đã suy giảm phần nào, dựa trên dữ liệu từ Citigroup. Hơn thế nữa, chứng khoán châu Á lại ghi nhận tháng rút ròng trong tháng 3/2019, đây chỉ mới là tháng rút ròng thứ hai trong hơn 2 năm.
Đà tăng 10% của chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương trong năm nay – làm vốn hóa tăng thêm 4 ngàn tỷ USD – đã khiến nhiều người tỏ ra hoài nghi. Những nhà quan sát thị trường lên tiếng cảnh báo rằng nhà đầu tư nên cẩn thận sau đà tăng mạnh của quý 1/2019 (tăng mạnh nhất kể từ năm 2012) của chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương:
- Nỗi lo về đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khả năng một số thị trường phát triển sẽ bước vào suy thoái trong vòng 1 hoặc 2 năm tới.
- Không chỉ thị trường cổ phiếu, các loại tài sản khác cũng không còn biến động mạnh trong năm nay.
- Nhật Bản đang chuẩn bị cho cuộc xung đột thương mại với Mỹ, sắp trở thành tâm điểm chú ý ở Washington vào tuần tới khi căng thẳng Mỹ-Trung lắng xuống.
- Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) khá yếu ớt.
- Mức định giá của thị trường cổ phiếu khu vực châu Á đã tăng 20% so với mức đáy tháng 12/2018.
- Các kết quả lợi nhuận mới đây báo hiệu một điềm chẳng lành.
“Vào cuối năm 2018, chúng ta đang phản ánh một điều gì đó kiểu như trận chiến quyết liệt cuối cùng liên quan tới triển vọng lãi suất và triển vọng thương mại”, Christopher Watson, Chuyên gia quản lý quỹ ở Finisterre Capital có trụ sở ở Luân Đôn, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở Hồng Kông trong ngày thứ Sáu (12/04). “Thị trường cổ phiếu đang bị thuyết phục rằng triển vọng dường như chỉ có cầu vồng và đầy ánh nắng trong khoảng thời gian còn lại của năm. Và tôi đoán một trong những điều tôi cảm thấy bối rối là sự trật khớp giữa lãi suất và cổ phiếu”, ông nói.
Một số nhà đầu tư có thể lặng lẽ rút vốn – chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã giảm ngày thứ ba liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ ngày 28/02/2019.
Và ở Trung Quốc – thị trường đầu tiên bước vào thị trường con bò trong năm nay, chỉ số Shanghai Composite ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong năm nay. Nhà đầu tư Trung Quốc đã gia tăng đòn bẩy trong 10 phiên liên tiếp (tính tới ngày 10/04) lên đỉnh 10 tháng tại 960.3 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 143 tỷ USD), cao hơn mức trung bình 5 năm. Con số này có thể thôi thúc Chính phủ thực hiện các động thái để kìm hãm bớt đà tăng vượt xa mọi thị trường của chứng khoán Trung Quốc.
Khó mà bỏ ngoài tai những lý do đằng sau thị trường phấn khích này: Sự chuyển đổi đồng loạt sang quan điểm “bồ câu” của các ngân hàng trung ương, hy vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, kỳ vọng dòng vốn vào vì MSCI nâng tỷ trọng cổ phiếu Trung Quốc loại A trong các chỉ số chuẩn và các chính sách thúc đẩy thị trường của Chính phủ.
Đối với Frank Benzimra, Trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu châu Á tại Societe Generale, chứng khoán châu Á còn nhiều cơ hội tăng giá hơn thị trường Mỹ. “Đà hồi phục của thị trường cổ phiếu châu Á se xtiepes tục trong quý tới khi các yếu tố cơ bản về chính sách đang được cải thiện, mức định giá cổ phiếu vẫn còn ở mức vừa phải”, ông viết trong báo cáo tháng 3/2019.
Ông Kerry Craig của JPMorgan nhận thấy “một tia sáng le lói ở phía cuối đường hầm” khi dữ liệu kinh tế ở châu Á có phần mạnh hơn, cho thấy sự nâng lên của chu kỳ sản xuất công nghiệp, chu kỳ sản xuất công nghiệp – một yếu tố có thể duy trì triển vọng tươi sáng của cổ phiếu”, ông nói.
Trong khi hồi đầu năm nay, dữ liệu kinh tế ở châu Á đều không đạt kỳ vọng với mức chênh lệch lớn nhất trong 3 năm, thì mọi thứ đang dần xoay chiều. Kể từ giữa tháng 3/2019, chỉ số Citi Economic Surprise khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho thấy mặc dù dữ liệu công bố có vẻ tệ hơn dự báo, nhưng xu hướng hiện nay đang dần chuyển sang trùng khớp với dự báo.
Dù vậy, dòng chảy vốn cũng không vẽ nên bức tranh lạc quan. Nhà đầu tư tiếp tục rút vốn ra khỏi các quỹ cổ phiếu toàn cầu tuần thứ 4 liên tiếp trong tuần từ ngày 04-10/04/2019, dựa trên báo cáo mới nhất từ Jefferies Financial Group, dẫn lại dữ liệu từ EPFR. Về phần châu Á, nhà đầu tư đã rút 1.9 tỷ USD trong khoảng thời gian đó.
FiLi