Ai thắng, ai thua trong thương chiến Mỹ-Trung?

24/05/2019 15:18
24-05-2019 15:18:51+07:00

Ai thắng, ai thua trong thương chiến Mỹ-Trung?

Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu trực tiếp trong cuộc chiến thương mại. Một bên, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành nâng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và thêm Huawei Technologies vào danh sách đen. Một bên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa sẽ đánh trả, cũng giống như lời hứa của một bài hát đang dậy sóng trên mạng xã hội Trung Quốc: “Nếu kẻ thù muốn chiến đấu, chúng ta sẽ đánh cho đến khi họ hồn phi phách tán”.

Sau đây, Bloomberg dẫn lại bức tranh tổng thể về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tại thời điểm này.

Thâm hụt thương mại ngày càng thu hẹp

Đối với ông Trump, chỉ có một thước đo duy nhất cho thấy Mỹ đang chiến thắng hay thua cuộc trong cuộc chiến với Trung Quốc: Cán cân thương mại song phương. Con số thương mại cho thấy, Mỹ vẫn đang thâm hụt quá nhiều so với Trung Quốc, nhưng thâm hụt thực sự đã thu hẹp trong vài tháng gần đây.

Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế tranh luận về chuyện ai là người “lập công” trong việc thu hẹp thâm hụt thương mại và liệu cán cân thương mại có phải là một thước đo hữu ích hay không. Trong tháng 3/2019, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong 3 năm. Một chiến thắng dành cho Mỹ.

Giá hàng hóa

Giới phê bình cho rằng hàng rào thuế quan của ông Trump đã nâng giá hàng hóa mà người tiêu dùng Mỹ phải trả, nhưng cho tới nay, tình trạng này không diễn ra trên diện rộng. Dù vậy, các tín hiệu lạm phát xuất phát từ cuộc chiến thương mại đang xuất hiện ở Mỹ. Giá của hàng hóa nằm trong danh sách bị áp thuế quan đã tăng 1.6% tính tới tháng 4/2019 sau vòng áp hàng rào thuế quan đầu tiên hồi tháng 7/2018.

Về phần Trung Quốc, mức thuế quan cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ không hề có tác động trực tiếp tới giá mà người tiêu dùng Trung Quốc phải trả vì nhiều hàng hóa trong số này đều là nguồn nguyên vật liệu đầu vào chứ không phải sản phẩm cuối cùng. Top 7 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ bị áp thuế cao nhất là đậu nành, vàng, vụn đồng, giấy vụn, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), vải cotton và propan hóa lỏng. Khi người Mỹ chịu nhiều nỗi đau hơn từ việc áp thuế nhập khẩu, thì rõ ràng Trung Quốc đang chiến thắng ở khoản này.

Niềm tin người tiêu dùng

Mặc dù niềm tin người tiêu dùng Mỹ phục hồi trong tháng 4/2019 – nhờ thị trường lao động thắt chặt và tiền lương cao hơn, nhưng tăng trưởng doanh số bán lẻ đã giảm 2 lần trong 3 tháng vừa qua. Trung Quốc cũng rơi vào tình cảnh tương tự, khi tăng trưởng doanh số bán lẻ giảm mạnh hơn dự báo, làm suy yếu động lực tăng trưởng lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc. Tại thời điểm này, người dân Mỹ nhìn chung vẫn không quá lạc quan về triển vọng chiến tranh thương mại, nhưng điều đó có thể thay đổi nếu ông Trump hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ở khoản này, Bloomberg cho rằng Mỹ và Trung Quốc hòa nhau.

Chiến tranh tiền tệ

Nhân dân tệ suy yếu 7.5% so với USD trong 12 tháng vừa qua. Điều này giúp giảm bớt tác động từ hàng rào thuế quan của ông Trump và Nhân dân tệ có thể giảm tiếp. Điều đau đầu của Trung Quốc là có thể để Nhân dân tệ suy yếu tới đâu, trước khi đà suy yếu gây ra áp lực thoái vốn và buộc Chính phủ Trung Quốc phải sử dụng tới dự trữ. Nhân dân tệ yếu hơn vừa tốt lại vừa xấu cho nền kinh tế Trung Quốc, tức kết quả là hòa.

Thị trường cổ phiếu

Trong năm 2018, thị trường cổ phiếu ở Mỹ và Trung Quốc rớt mạnh nhất trong 1 thập kỷ qua, nhưng Trung Quốc có vẻ bị tác động mạnh hơn. Đà giảm 25% của chỉ số Shanghai Composite gấp 4 lần đà giảm của chỉ số S&P 500 trong năm 2018. Gần đây, thị trường chứng khoán đã có bước khởi sắc ở cả hai quốc gia, nhưng câu hỏi ở đây là đà tăng sẽ kéo dài bao lâu khi mà cuộc đàm phán thương mại rơi vào thế bế tắc.

Tính từ đầu năm 2018, chứng khoán Trung Quốc đã giảm gần 14%, trong khi giá cổ phiếu Mỹ tăng 6%. Rõ ràng, Mỹ vượt trội hơn ở khoản này.

Kinh tế giảm tốc

Cả hai nền kinh tế đều cho thấy dấu hiệu suy yếu trong vài tuần gần đây, nhưng Trung Quốc dường như đang giảm tốc mạnh hơn. Dữ liệu Trung Quốc cho thấy sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư đều tăng trưởng chậm lại trong tháng 4/2019. Tại Mỹ, cùng với doanh số bán lẻ yếu hơn, sản lượng tại các nhà máy cũng giảm tháng thứ 3 trong 4 tháng vừa qua.

Nếu hàng rào thuế quan bắt đầu tác động tới tăng trưởng, ông Tập có nhiều công cụ tài khóa và tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng hơn so với ông Trump. Nợ doanh nghiệp cao cho thấy Trung Quốc đang theo hướng sử dụng chính sách tài khóa nhiều hơn, tránh xa sự phụ thuộc vào việc cung cấp các khoản vay ngân hàng tới các công ty công nghiệp.

Ông Trump không có công cụ tài khóa như thế. Bloomberg cho rằng Mỹ đang chiến thắng nhiều hơn trong khoản này.

Vốn FDI

Trong năm 2018, khoản đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc chỉ giảm nhẹ, trong khi khoản đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ đã giảm đáng kể. Đó là dựa trên báo cáo mới từ Dự án Đầu tư Mỹ-Trung. Tổ chức này phát hiện ra khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Mỹ đã rớt hơn 80% xuống 5 tỷ USD trong năm 2018, từ mức 29% trong năm 2017 và 46 tỷ USD trong năm 2016. Trong khi đó, khoản FDI của Mỹ chảy vào Trung Quốc giảm xuống 13 tỷ USD trong năm 2018, từ mức 14 tỷ trong năm 2017. Mỹ vắng bóng khoản đầu tư từ Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh vẫn nhận được thì rõ ràng Trung Quốc có lợi hơn.

Khi cuộc đàm phán thương mại chững lại và hai cường quốc lớn nhất thế giới cố gắng nâng cao vị thế của họ thì có lẽ con đường tiến tới thỏa thuận vẫn còn rất xa. Kết quả hiện nay: Mỹ đang dẫn trước ở một vài khoản mục, trong khi Trung Quốc có lợi thế ở những khoản mục khác. Tuy nhiên, xét cho cùng, ai cũng bị thiệt một phần nào đó.

“Xét về phương diện tăng trưởng kinh tế, chẳng ai thắng trong một cuộc chiến thương mại. Xét về phương diện cạnh tranh địa chính trị, điều quan trọng là ai mất nhiều hơn”, Tom Orlik, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Bloomberg, nhận định. “Mỹ cho rằng Trung Quốc mất nhiều hơn, trong khi Trung Quốc cho rằng Mỹ không có can đảm để chiến đấu tới cùng”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98