Apple, Boeing "chịu trận" vì chiến tranh thương mại

14/05/2019 21:15
14-05-2019 21:15:00+07:00

Apple, Boeing "chịu trận" vì chiến tranh thương mại

Thị trường đông dân nhất thế giới đóng vai trò đặc biệt quan trọng với cả Boeing và Apple...

iPhone được lắp ráp chủ yếu tại Trung Quốc - Ảnh: Shutterstock.

Giá cổ phiếu Apple giảm gần 6% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai sau động thái đáp trả của Trung Quốc với đòn thuế quan của Mỹ, theo CNBC.

Ngày 13/5, Bắc Kinh tuyên bố sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng của Mỹ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump doạ áp thêm thuế lên hàng hoá từ Trung Quốc vào tuần trước.

Theo các nhà phân tích, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ảnh hưởng đến nhiều cổ phiếu khác nhau, nhưng cổ phiếu của hãng công nghệ Apple có vẻ "ngấm đòn" nặng nhất. Chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt 2,6%, còn Nasdaq mất 3,5% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai.

iPhone lại bị đưa lên "thớt"

Apple chịu tổn thương nặng nhất trước chiến tranh thương mại bởi hai lý do.

Thứ nhất, dù có nhiều nhà cung cấp Mỹ (60 tỷ USD vào năm 2018), điện thoại iPhone của Appl được thực hiện chủ yếu tại Trung Quốc.

Mỗi khi các đòn thuế quan của hai bên được tung ra, các nhà đầu tư phải đặc biệt chú ý tới các chi tiết bởi một số sản phẩm của Apple có thể bị ảnh hưởng.

Nhà phân tích Katy Huberty của Morgan Stanley ước tính thuế suất 25% lên iPhone có thể khiến giá của iPhone XS tăng thêm 160 USD. Hoặc nếu Apple bù thuế cho sản phẩm, lợi nhuận trên một cổ phiếu của hãng này sẽ giảm 23% vào năm 2020.

"Trong bối cảnh Apple phụ thuộc vào lực lượng lao động giá rẻ và chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, việc dịch chuyển trên quy mô lớn ra khỏi nước này không chỉ tốn kém mà phải mất nhiều năm mới có thể hoàn thành, đồng thời gặp không ít rủi ro trong quá trình thực hiện", nhà phân tích Huberty nhận định.

Nguyên nhân thứ hai là, không giống những hãng công nghệ lớn khác, Apple có doanh thu lớn tại thị trường Trung Quốc. Năm 2018, doanh số tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan của hãng này đạt 51 tỷ USD. Đây là thị trường có doanh thu lớn thứ 3 của Apple, sau châu Mỹ và châu Âu. Năm ngoái, tổng doanh thu của công ty này là 265,6 tỷ USD.

Từ trước đến nay, Apple luôn phản đối việc áp thuế nhập khẩu của ông Trump và bản thân CEO Tim Cook của công ty này cũng không ủng hộ việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Boeing gặp khó nếu mất doanh thu từ Trung Quốc

Một nạn nhân lớn nữa của chiến tranh thương mại là nhà sản xuất máy bay Boeing, cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ. Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất đối với Boeing. Sau động thái đáp trả của Bắc Kinh ngày thứ Hai, Boeing chưa lập tức bị ảnh hưởng bởi các đơn hàng trước đó từ Trung Quốc đã thoát được đòn thuế mới. Tuy nhiên, việc Boeing có phải trả thuế nhập khẩu cao hơn khi vào thị trường Trung Quốc hay không là một trong những điểm quan trọng trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Theo các nhà phân tích, Boeing sẽ gặp khó khăn lớn về tài chính nếu mất doanh thu tại Trung Quốc. Trung Quốc có thể ngừng mua nông sản và năng lượng từ Mỹ, giảm các đơn đặt hàng với Boeing và hạn chế thương mại dịch vụ của Mỹ tại Trung Quốc. Nhiều học giả Trung Quốc cũng đang nhận định về khả năng Bắc Kinh bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ.

Với nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngày càng cao, Trung Quốc đang trở thành thị trường trọng điểm đối với các hãng sản xuất máy bay. Boeing dự báo Trung Quốc sẽ sớm trở thành thị trường máy bay đầu tiên đạt giá trị 1.000 tỷ USD. Hãng này ước tính, Trung Quốc sẽ cần 7.690 máy bay thương mại vào năm 2037 để đáp ứng nhu cầu đi lại.

Nhà sản xuất máy bay Airbus của châu Âu và Comac của Trung Quốc cũng tạo sức ép cạnh tranh không nhỏ đối với Boeing tại thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng.

Máy bay đầu tiên của Comac, được thiết kế để cạnh tranh với dòng máy bay Boeing 737 Max và Airbus A320, đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2017. Dù máy bay này chưa được đưa vào khai thác thương mại, Boeing cũng khó có thể chống chọi nếu mắc bất kỳ sai lầm nào.

Về phần mình, Boeing cố gắng giữ triển vọng lạc quan về chiến tranh thương mại. "Chúng tôi tin rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại và đi đến một thoả thuận có lợi cho cả các nhà sản xuất và khách hàng của hai nước", Boeing nói trong một thông cáo.

Boeing không có nhà máy ở Trung Quốc, nhưng đã mở một trung tâm hoàn thiện máy bay 737 tại nước này vào năm ngoái. Tuy nhiên, các hàng không Trung Quốc đã từng mua máy bay của Boeing sẽ gặp khó khi chuyển sang máy bay của Airbus hoặc hãng khác. Nguyên nhân là chi phí đào tạo và phụ tùng dự phòng thể cao hơn nếu họ có 2 nhà cung cấp máy bay khác nhau. Và nếu chuyển sang đặt hàng với Airbus, họ có thể phải xếp cuối danh sách chờ.

CEO Dennis Muilenburg của Boeing tin rằng sẽ có lợi hơn cho cả Trung Quốc và Mỹ nếu máy bay do công ty này sản xuất không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại.

NGỌC TRANG

VNECONOMY







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tesla ra mắt xe bán tải điện Cybertruck: Chạy nhanh hơn siêu xe, có khả năng chống đạn, giá rẻ nhất là 60,990 USD

Sau 2 năm trì hoãn và gặp vấn đề sản xuất, Tesla cuối cùng cũng giao chiếc bán tải điện Cybertrucks tới tay khách hàng.

TikTok xin giấy phép kinh doanh thương mại điện tử ở Indonesia

Indonesia đã cấm các giao dịch thương mại điện tử trên mạng xã hội, được cho là đòn giáng mạnh vào TikTok, vốn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á, trong...

Quy định mới về cấp đổi giấy phép lái xe

Từ 1/12 tới đây sẽ có một số thay đổi về quy định cấp, đổi và lệ phí cấp đổi Giấy phép lái xe (GPLX) mà người dân cần lưu ý.

Alibaba bắt đầu cuộc đại tu mảng đám mây

Tập đoàn Alibaba Group Holding Ltd. đang thực hiện những bước đầu tiên nhằm cải tổ mảng đám mây của mình thông qua việc tổ chức lại ban lãnh đạo. Động thái này nhằm...

Italy đầu tư trên 500 triệu euro cho công nghệ năng lượng đổi mới

Khoản đầu tư 500 triệu euro sẽ được giải ngân trong giai đoạn 2024-2026 và sẽ được dành cho các công nghệ đang được nghiên cứu ở cấp độ trước khi được giao dịch...

Bộ Tài chính không ủng hộ kiến nghị của các ông lớn ô tô

Hai kiến nghị của Toyota và Ford đều không nhận được sự ủng hộ của Bộ Tài chính vì "đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước".

Vụ “cha đẻ” ChatGPT bị sa thải làm chao đảo Thung lũng Silicon, giới chuyên gia lo ngại về tương lai AI

Nhiều năm qua, một lượng lớn chuyên gia ở Thung lũng Silicon đã đặt niềm tin và hy vọng vào công nghệ AI tạo sinh mà OpenAI đã góp công phổ biến chúng.

Người phụ nữ bấm ngẫu nhiên được biển số ngũ quý 8

Người phụ nữ bấm ngẫu nhiên được biển số 29-Y5 888.88 đã đăng ký cho chiếc xe máy hiệu Honda Wave

'Tài sản hóa' dữ liệu tại Việt Nam: Tại sao mãi dùng dằng?

Ngày nay, khi nhận được càng nhiều cuộc gọi quảng cáo “rác”, chúng ta đều thấy khó chịu, phiền hà và trở nên ngần ngại trong việc chia sẻ bất kỳ thông tin cá nhân...

Sở Giao thông Vận tải TPHCM: Công ty Thành Bưởi vẫn có thể được cấp phép lại

Đại diện Sở Giao thông Vận tải TP HCM khẳng định Công ty Thành Bưởi vẫn có thể được cấp phép lại trong trường hợp có nhu cầu, chứng minh đã khắc phục hành vi vi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98