Bà Phạm Chi Lan so kinh tế Việt Nam với thời vua Minh Mạng

30/05/2019 14:04
30-05-2019 14:04:12+07:00

Bà Phạm Chi Lan so kinh tế Việt Nam với thời vua Minh Mạng

Bà Phạm Chi Lan cho biết thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 1820 cao hơn mức chung thế giới, quy mô kinh tế gấp rưỡi Thái Lan và lớn hơn Philippines và Myanmar cộng lại.

Tại Hội thảo công bố báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam do Viện Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ mới đây bà có đọc được một tài liệu khá thú vị.

Nhóm nghiên cứu đề tài đưa ra hình ảnh quy mô của nền kinh tế Việt Nam năm 1820, tức cách đây gần 200 năm. Dưới thời vua Minh Mạng, Việt Nam hoàn toàn không có đầu tư nước ngoài vì Pháp chưa đến còn các đế chế cũ của Trung Quốc đã bị đuổi khỏi Việt Nam. Năm đó, tỷ lệ về quy mô kinh tế của Việt Nam so với quy mô dân số là 0,8/1, tức nếu dân số chúng ta là 1 thì về kinh tế, quy mô đã đạt tới mức là 0,8.

“Thời điểm đó, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam cao hơn so với bình quân thu nhập đầu người trên toàn cầu. Quy mô kinh tế Việt Nam lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại. Chúng ta cũng gấp rưỡi quy mô kinh tế của Thái Lan”, bà Lan nói bằng giọng đầy tự hào.

Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh 2 yếu tố đổi mới về thể chế để kinh tế Việt Nam phát triển. Ảnh: VEPR.

Dẫn lại câu chuyện 200 năm trước, bà Phạm Chi Lan chỉ thực tế hiện nay kinh tế Việt Nam đang còn khoảng cách khá xa với kinh tế Philippines hay Thái Lan. Đặc biệt là với Thái Lan, để bắt kịp họ sẽ là một nhiệm vụ khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 25% so với mức trung bình thế giới.

Bà Phạm Chi Lan cùng một số chuyên gia nhận định kịch bản tốt nhất cho Việt Nam tính đến năm 2035 là trở thành một nước thu nhập trung bình cao nhưng điều kiện tiên quyết là đổi mới nhiều mặt của nền kinh tế.

“Việt Nam phải chuyển sang kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo và tăng trưởng dựa trên năng suất, phải thoát ra hẳn cách phát triển dựa trên lao động giá rẻ và giá trị gia tăng thấp như hiện nay thì mới có thể vượt lên được”, bà Chi Lan nói.

Ngoài ra, bà Lan chia sẻ trong Báo cáo Việt Nam 2035 mà bà đang cùng nhóm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới thực hiện, khuyến nghị quan trọng nhất với nền kinh tế Việt Nam là đổi mới về thể chế.

Cụ thể, bộ máy nhà nước phải dứt bỏ tình trạng vừa phân mảnh vừa thương mại hóa về nhiều mặt để trở thành một nhà nước hiện đại. Bà cho rằng một Nhà nước hiện đại mới có được một thể chế hiện đại và đưa thể chế đó vào thực thi để dẫn dắt nền kinh tế phát triển, đi theo thời đại của nền kinh tế số.

“Hy vọng trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam có thể bằng được những gì các cụ nhà mình đã làm được trước đó”, bà Phạm Chi Lan kết luận.

Văn Hưng

Zing.vn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bình Định chấm dứt một dự án chăn nuôi gia cầm công nghệ cao gần 540 tỷ đồng

UBND tỉnh Bình Định mới đây có văn bản về việc chủ trương chấm dứt hoạt động dự án chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thịt, giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư...

Để ngành vi mạch bán dẫn cất cánh

Cuối tháng 2-2024, Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) đã ký kết hợp tác với công ty Siemens EDA (thuộc Tập đoàn Siemens, Đức), trở thành là đối tác thứ 3 của SHTP -...

Thứ trưởng Bộ KH & ĐT: Việc sửa đổi Luật Đầu tư công đang diễn ra khẩn trương, toàn diện

Sáng 9/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Luật Đầu tư công (sửa đổi) với các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung...

Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ngày 09/09/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 943/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng nhằm khắc phục thiệt...

Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư tại Lào

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất và đề nghị phía Lào hỗ trợ cùng tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp thực hiện dự án tại quốc...

Một công ty bị truy tố tội trốn thuế trong vụ mua bán trái phép hóa đơn trị giá 13.000 tỉ đồng

Trong vụ mua bán trái phép hóa đơn, công ty này đã sử dụng 51 hóa đơn GTGT khống để kê khai, trốn hơn 31 tỉ đồng tiền thuế GTGT và thuế TNDN.

TPHCM: Đến năm 2030, kinh tế số sẽ đóng góp 40% GRDP, xây dựng Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2030 là đầu tàu về kinh tế, đi đầu trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Phấn đấu kinh tế số đóng góp khoảng 40% GRDP, 40% doanh nghiệp có...

Dồn lực khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 3

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung chỉ đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và các đơn vị trực thuộc tổng lực huy động lực lượng xử lý, khắc...

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên: Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 07/09, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn có đầy đủ quy trình, quy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98