Bloomberg: Mỹ chưa gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam

26/05/2019 09:31
26-05-2019 09:31:20+07:00

Bloomberg: Mỹ chưa gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam

Mỹ chưa gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam dựa trên những dữ liệu mà Việt Nam cung cấp cho Bộ Tài chính Mỹ, dựa trên nguồn thông tin thân cận từ Bloomberg.

Quyết định trên là một chiến thắng dành cho Việt Nam – vốn có nguy cơ lọt vào tầm ngắm của chính quyền Mỹ.

Trong vài tuần gần đây, Việt Nam đã cung cấp dữ liệu bổ sung nhằm cho Bộ Tài chính Mỹ thấy rằng Việt Nam không cố kéo giá trị tiền Đồng xuống thấp. Việt Nam cũng cử một phái đoàn đến gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 23/05. Hiện vẫn chưa rõ phía Việt Nam đưa dữ liệu gì cho Mỹ.

Sau cuộc họp, ông Mnuchin đã đăng trên mạng xã hội Twitter một bức ảnh chụp ông đứng cạnh Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh và nói rằng họ đã nói về “quan hệ kinh tế và thương mại”.

Bộ Tài chính Mỹ mỗi năm phát hành hai báo cáo bán niên về các đồng tiền nước ngoài. Trong báo cáo gần đây nhất, số lượng các nước bị xem xét liệt vào diện thao túng tiền tệ sẽ tăng từ 12 lên 20 sau khi Bộ Tài chính Mỹ thay đổi một trong ba tiêu chí mà họ sử dụng để kiểm tra thao túng.

Trước đây, một trong ba tiêu chí của Bộ Tài chính Mỹ để đánh giá một nước thao túng tiền tệ là thặng dư tài khoản vãng lai - tức là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu - chiếm 3% GDP của một quốc gia. Nhưng trong báo cáo gần đây, họ đã hạ chỉ số này xuống còn 2%.

Báo cáo này lẽ ra chính thức gửi tới để Quốc hội phê duyệt trong tháng 4/2019. Lúc đầu, ông Mnuchin dự kiến nộp theo đúng hạn chót và nộp báo cáo hoàn chỉnh lên Nhà Trắng để ký kết vào đầu tháng 4. Thế nhưng, báo cáo này đã bị trì hoãn kể từ đó và thời hạn công bố nó vẫn chưa được thông báo.

Chính sách tiền tệ đã nổi lên như một công cụ mới nhất của Trump nhằm đẩy mạnh quá trình viết lại các quy tắc thương mại toàn cầu mà ông cho là đã gây tổn thương cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Ông đã lấy chính sách giao dịch ngoại hối làm chìa khóa của việc giải quyết thương mại với Mexico, Canada và Hàn Quốc và đây có thể là một phần trong thỏa thuận với Trung Quốc nếu hai bên tiến tới thỏa thuận.

Trong ngày thứ Năm (23/05), Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đang đề xuất quy tắc mới để áp thuế chống trợ cấp lên hàng hóa từ các quốc gia phá giá đồng tiền so với USD – một động thái khác có thể áp thuế quan cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc.

Theo quy tắc mới, hàng hóa từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức và Thụy Sỹ có nguy cơ bị áp thuế cao hơn.

Những quốc gia này, cùng với Trung Quốc, đều nằm trong “danh sách giám sát” về tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ – theo dõi những trường hợp can thiệp vào thị trường tiền tệ, thặng dư tài khoản vãng lai cao và thặng dư thương mại song phương cao.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia: Fed đang “xa rời” thực tế và sẽ phải giảm lãi suất 5 lần trong năm 2024

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần phải giảm lãi suất ít nhất 5 lần trong năm 2024, theo dự báo của chuyên gia quản lý quỹ Paul Gambles.

Khung thuế toàn cầu: vì lợi ích của ai?

Dự án Chống xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD/G20 đến nay đã có được sự đồng thuận của 140 thành viên. Nếu thực thi được, dự án này...

Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

Các ngân hàng trung ương đang hứng chịu chỉ trích vì phản ứng quá chậm trước những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát đang đi qua, chưa đầy hai năm sau khi...

BoJ: Còn quá sớm để dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ

Với lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong hơn một năm, thị trường ngày càng kỳ vọng rằng BoJ sẽ dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ vào...

Chủ tịch Fed bác bỏ kỳ vọng sẽ sớm cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Jerome Powell không cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất quyết liệt trong thời gian tới, cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát.

Giá nhà ở Mỹ tăng tháng thứ 8 liên tiếp, đạt mức cao kỷ lục mới trong tháng Chín

Giá nhà ở tại Mỹ đã tăng 0,7% trong tháng Chín so với tháng Tám trong bối cảnh lượng tồn kho thấp lịch sử tiếp tục đẩy giá nhà lên cao, ngay cả khi lãi suất thế...

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Đối với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, đồng USD yếu hơn có nghĩa là họ phải trả ít hơn cho những mặt hàng thiết yếu. Điều này có thể giúp giảm lạm...

Chỉ số lạm phát yêu thích của Fed tăng khớp với dự báo, Fed sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất?

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCE lõi) - thước đo lạm phát yêu thích của Fed - tăng khớp với dự báo của các chuyên gia trong tháng 10/2023, qua đó mang lại...

Vì sao nông dân Trung Quốc buộc phải để rau củ thối hỏng trên ruộng?

Theo một bản tin địa phương và video đăng trên mạng xã hội, nông dân Trung Quốc ở một số tỉnh đang buộc phải để rau củ thối rữa ngay trên đồng ruộng, do nhu cầu yếu...

Động thái của Jack Ma sau khi Alibaba hủy kế hoạch chia tách

Trong một bản ghi nội bộ, tỷ phú Jack Ma đã kêu gọi Alibaba Group Holding điều chỉnh lộ trình, thực hiện các thay đổi cơ bản trên quy mô toàn công ty mà ông đồng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98