Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 120,000 tỉ để nâng cấp hạ tầng đường sắt

28/05/2019 13:43
28-05-2019 13:43:53+07:00

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 120,000 tỉ để nâng cấp hạ tầng đường sắt

Khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhu cầu vốn dự kiến khoảng 120,000 tỉ đồng, để cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giao thông, hệ thống đường sắt hiện nay quá lạc hậu; thiết bị, kỹ thuật hao mòn, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân. Những vụ tai nạn đường sắt liên tiếp xảy ra trong thời gian qua là hệ quả của công nghệ lạc hậu.

Trước thực trạng trên, trong báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết 113 của Quốc hội khóa XIII và các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, 3, 4, 5 Quốc hội khóa XIV của Bộ GTVT vừa hoàn thành, có nêu nội dung quan trọng về phương án đầu tư, phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam.

Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cải tiến, nâng cao năng lực vận tải, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hành hành khách, hàng hóa của nhân dân.

Các phương án cải tiến tập trung vào công tác điều hành tổ chức chạy tàu, áp dụng khoa học công nghệ mới vào công tác tổ chức chạy tàu; nâng cao năng lực phương tiện đầu máy, phương tiện toa xe khách, toa xe hàng; đẩy mạnh kêu gọi xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Chú thích: Những toa tàu cũ kỹ và lạc hậu. Nguồn ảnh: Minh Quân

Theo Bộ GTVT, những năm gần đây, phương án đầu tư phát triển vận tải đường sắt bảo đảm an toàn, hiệu quả còn nhiều hạn chế, do thiếu nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó,  khả năng thu hút đầu tư thông qua hình thức xã hội hóa để phát triển đường sắt chưa được các nhà đầu tư quan tâm do lợi thế thương mại thấp.

Đồng thời, nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng hàng năm để thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có cũng không đáp ứng được so với nhu cầu thực tế (chỉ đáp ứng được khoảng 50% so với nhu cầu), nên kết cấu hạ tầng đường sắt Việt Nam hiện đang trong tình trạng yếu kém, lạc hậu.

Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhu cầu vốn dự kiến khoảng 120,000 tỉ đồng, để cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có.

"Với nguồn vốn bố trí hạn chế nêu trên, các mục tiêu tối thiểu theo Nghị quyết 13 của Trung ương và Chiến lược, Quy hoạch phát triển đường sắt trong giai đoạn đến 2020 gặp rất nhiều khó khăn", báo cáo của Bộ GTVT nêu.

Trước những khó khăn trên, Bộ GTVT cho rằng, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết số 52 năm 2017, trong đó có chủ trương sử dụng 7,000 tỉ đồng từ nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 cho 4 dự án đường sắt quan trọng trên tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM sẽ giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đồng thời, từng bước đồng nhất tải trọng khai thác trên toàn tuyến (từ 3.6 tấn/m lên 4.2 tấn/m); tăng cường năng lực thông qua (dự kiến từ 18 đôi tàu/ngày đêm như hiện nay lên 23 - 25 đôi tàu/ngày đêm) trên trục đường sắt Bắc - Nam.

Ngoài ra, hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai Quyết định 995 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập Quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, sẽ rà soát lại thực trạng hạ tầng kết cấu hạ tầng đường sắt, lập và phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt cũng là cơ sở thực hiện đầu tư, phát triển hạ tầng vận tải đường sắt trong tương lai.

Cường Ngô

Lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thông tin mới về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350 km/h, hơn 70 tỷ USD

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thống nhất phương án xây dựng theo kịch bản 3, đường đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, vốn đầu tư hơn 70 tỷ USD đối...

Chưa xác định được nguồn cung hơn 2 triệu m3 cát thi công Cao tốc Bắc-Nam

Nếu không xác định sớm nguồn cung ứng vật liệu còn thiếu cho nhà thầu thi công, Dự án Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến tiến độ...

Nhiều người nhận tiền tỷ bồi thường làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài khoảng 54 km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài khoảng 34 km với hơn 3.400 hộ dân bị ảnh hưởng. Đồng Nai đền bù cao nhất...

Đầu năm 2024 sẽ bàn giao mặt bằng "sạch" để làm dự án Metro số 2

Đây là thông tin được ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 2, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM khẳng định tại họp báo thông tin về tình hình kinh...

TPHCM: Chi 9.000 tỷ đồng cho dự án cầu Cần Giờ

Dự kiến tổng chiều dài cầu và đường dẫn của dự án cầu Cần Giờ khoảng 7,3km, tốc độ thiết kế 60km/h, quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp.

Bộ KH-ĐT đề nghị sửa Luật Quy hoạch để khắc phục cục bộ ngành, cát cứ địa phương

Bộ KH-ĐT cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch sẽ là công cụ giúp quản lý phát triển một cách đồng bộ, khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành...

Việt Nam sẽ có 296 bến cảng

Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Quy định mới chia các bến cảng theo từng địa phương thay vì từng khu vực như quy...

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Công ty Phát triển Khu CNC Hòa Lạc

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký công văn ngày 18/11/2023 đồng ý phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với Công ty TNHH MTV...

Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 vẫn vướng mặt bằng, thiếu cát đắp

Cục Quản lý đầu tư xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thông tin sau gần 1 năm khởi công dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đã bàn giao diện tích mặt bằng đạt hơn...

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho 2 thành phố mới rộng 884km2 của Hà Nội

Một trong những vấn đề được đại biểu, cử tri quan tâm trong Luật Thủ đô sửa đổi là xây dựng cơ chế đặc thù để vận hành 2 thành phố mới của Thủ đô có tổng diện tích...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98