“Cân đong” tổn hại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới thời điểm này

10/05/2019 17:48
10-05-2019 17:48:45+07:00

“Cân đong” tổn hại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới thời điểm này

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - có lúc tưởng chừng sắp đi đến kết thúc - lại bất ngờ bùng lên với đe dọa áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thứ Sáu tuần trước.

“Cân đong” tổn hại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới thời điểm này
Vòng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục trong ngày 10/5 như dự kiến.

Vào trưa ngày hôm nay (10/5) theo giờ Việt Nam, Mỹ đã chính thức nâng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Ngay sau đó, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ có động thái đáp trả hành động của Mỹ. Dù vậy, vòng đàm phán giữa hai bên vẫn sẽ tiếp tục trong ngày 10/5 như dự kiến.

Theo BBC, căng thẳng leo thăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể làm gia tăng thêm bất ổn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, làm tổn thương nền kinh tế thế giới.

Dưới đây là một số vấn đề trọng tâm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được hãng tin BBC tổng hợp.

1. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng như thế nào?

Năm ngoái, với cáo buộc Trung Quốc có các hoạt động thương mại thiếu công bằng, Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại với nước này. Bên cạnh việc yêu cầu Trung Quốc dừng việc đánh cắp tài sản trí tuệ, Washington còn muốn Bắc Kinh phải đưa ra những thay đổi trong chính sách kinh tế mà theo Mỹ đang tạo lợi thế không công bằng cho các công ty nội địa.

Washington cũng muốn Trung Quốc nhập khẩu thêm nhiều hàng hóa của Mỹ để giải quyết khoản thâm hụt lên tới 419 tỷ USD năm 2018. Đây cũng là một trong những điểm quan trọng trong chính sách thương mại của ông Trump.

“Cân đong” tổn hại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới thời điểm này - Ảnh 1.

2. Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế lên hàng hóa của nhau như thế nào tới thời điểm này?

Năm ngoái, Mỹ áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Sau đó, Bắc Kinh đáp trả với thuế quan áp lên 110 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ. Từ ngày 10/5, Mỹ chính thức tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, ông Trump cũng dọa sẽ áp thuế 25% lên thêm 325 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong thời gian không xa.

3. Những sản phẩm nào bị ảnh hưởng?

Kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu, các mặt hàng Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ trải khắp từ máy móc cho tới xe máy. Trước lần tăng thuế ngày 10/5, Mỹ đã áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc gồm cá, túi xách, quần áo và giày dép.

Dưới đây là top 10 mặt hàng của Trung Quốc bị Mỹ tăng thuế từ 10% lên 25% từ ngày 10/5.

“Cân đong” tổn hại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới thời điểm này - Ảnh 3.

Trung Quốc cáo buộc Mỹ khơi mào cuộc chiến tranh thương mại lớn nhất trong lịch sử, và đáp trả bằng việc đánh thuế lên các mặt hàng từ Mỹ từ hóa chất cho tới rau quả, rượu whiskey. Nước này cũng có động thái chiến lược khi đánh thuế nhắm vào các sản phẩm chủ lực của các bang ủng hộ đảng Cộng hòa (đảng của Tổng thống Trump) và những hàng hóa có thể mua được ở những nước khác, như đậu nành.

4. Chiến tranh thương mại tác động tới thị trường chứng khoán như thế nào?

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là nguyên nhân chính khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo trong năm 2018. Những biến động mạnh làm ảnh hưởng tới tâm lý của các đầu tư trên khắp thế giới và cũng khiến thị trường bốc hơi nhiều tỷ USD.

Năm 2018, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm hơn 13%, còn Shanghai Composite của chứng khoán Trung Quốc sụt gần 25%. Cả hai chỉ số này đều đã phục hồi phần nào trong năm nay với mức tăng lần lượt 12% và 16% từ đầu năm.

Trong khi đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ giảm gần 6% trong năm 2018 và đã tăng khoảng 11% từ đầu năm.

Từ sau dòng trạng thái chia sẻ trên Twitter của ông Trump tuần trước, trong đó đe dọa tăng thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc, tới phiên giao dịch ngày thứ 5 tuần này, thị trường chứng khoán toàn cầu đã "bay hơi" 2.100 tỷ USD vốn hóa.

“Cân đong” tổn hại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới thời điểm này - Ảnh 4.

Năm ngoái, tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD giảm 5%, trước khi bình ổn trở lại vào năm 2019, theo Reuters.

Việc Mỹ tiến hành tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và nguy cơ leo thang căng thẳng với động thái trả đũa từ phía Bắc Kinh được dự báo sẽ gây ra những tác động lớn tới các thị trường tài chính trong thời gian tới.

5. Các cuộc chiến thương mại khác đang diễn ra như thế nào?

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây ra hiệu ứng dây chuyền đối với các quốc gia khác và cả nền kinh tế toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang là nhân tố khiến "tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm đáng kể" trong năm ngoái. Tổ chức này cũng hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019.

Một số quốc gia khác cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp, đặc biệt là những nước là đối tác thương mại quan trọng với Mỹ hoặc Trung Quốc - hoặc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của hai nước này.

Cuộc chiến với Trung Quốc là một trong hàng loạt tranh chấp về thương mại mà Mỹ khởi xướng với nhiều quốc gia khác trong năm 2018. Chính quyền Tổng thống Trump đã áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa từ Mexico, Canada và Liên minh châu Âu (EU) nhằm khuyến khích người tiêu dùng Mỹ mua hàng hóa sản xuất trong nước. Tất cả các quốc gia này đều đã có động thái đáp trả bằng việc áp hoặc tăng thuế lên hàng nhập từ Mỹ.

Hoài Thu

VnEconomy







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...

Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, thị trường liệu có sốc?

Một chuyên gia phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay 50 điểm cơ bản trong tuần tới mà không gây hoang mang cho thị...

Giới phân tích đánh giá kịch bản Fed cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm

Chuyên gia Stiglitz cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách sắp tới do “đã đi quá xa và quá nhanh” trong việc thắt chặt...

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...

Bóng ma giảm phát đeo bám Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng trước, góp phần cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc thúc...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98