Chủ tịch Quốc hội: Rủi ro lạm phát còn tiềm ẩn

08/05/2019 20:54
08-05-2019 20:54:37+07:00

Chủ tịch Quốc hội: Rủi ro lạm phát còn tiềm ẩn

Lạm phát dự báo đạt mục tiêu dưới 4%, tuy nhiên rủi ro vẫn còn tiềm ẩn, bởi tác động của việc tăng giá điện, giá xăng, dầu, giá dịch vụ y tế, rủi ro thiên tai, dịch bệnh với ngành nông nghiệp... Chủ tịch Quốc hội nhận định. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên thảo luận.

Mặc dù Chính phủ nhận định sức ép lạm phát 2019 không lớn, song phiên thảo luận sáng 8/5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn ghi nhận không ít quan ngại từ sức ép tăng giá lên lạm phát.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, hiện nay dư luận cử tri bức xúc nhất là tăng giá xăng, đặc biệt là tăng giá điện.

Dư luận lâu nay vẫn hoài nghi về tính minh bạch của quản lý điện và hoạt động của Tập đoàn Điện lực, chúng ta phải kiểm tra để giải đáp cho dư luận cử tri, bà Nga phát biểu.

Theo Chủ nhiệm Lê Thị Nga thì trong vấn đề này cần phải trả lời vì sao giá điện tăng và trong cơ cấu của giá thành điện như vậy thì cái nào hợp lý, cái nào không hợp lý. Thứ hai là phương pháp tính giá điện bậc thang và biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt đã hợp lý chưa.

"Cử tri cũng có ý kiến là biểu giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ bậc 1 đến bậc 6 chỉ phù hợp với những giai đoạn ngày xưa còn bây giờ làm gì còn nhà nào dùng từ 50 kwh trở xuống nữa. Một số người nói có một số hộ gia đình chỉ có hai ông bà già, chỉ lúc nào nóng mới bật quạt thì cũng không thể dùng ở mức 50kwh/1 tháng hoặc là loại 100 kwh trở xuống cũng rất khó", bà Nga phản ánh.

Chủ nhiệm Lê Thị Nga đề nghị giải trình thêm xem thông lệ quốc tế có phải là cứ dùng càng nhiều điện thì giá càng tăng không. Thứ hai là cạnh tranh trong các lĩnh vực trong thị trường hiện nay thì mảng hoạt động điện lực mặc dù độc quyền nhưng những yếu tố thị trường đã đá đảm bảo được chưa. Thứ ba là thời điểm tăng, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực cũng chọn vào thời điểm nóng nhất và người tiêu dùng dùng điện nhiều nhất, phải trả lời được câu hỏi này.

Chúng tôi chưa có đánh giá gì nhưng chúng tôi đề nghị cần phải kiểm tra để trả lời, để giải tỏa bức xúc của dư luận. Còn nếu tăng là cần thiết thì cũng phải có căn cứ, nếu cái gì chưa phù hợp thì có điều chỉnh, bà Nga nói.

Cũng quan tâm điều hành chỉ số tăng giá tiêu dùng CPI, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nói, CPI hiện nay nếu so với cùng kỳ tăng 2,93% rồi và nếu so bình quân 4 tháng tăng 2,71% và nghị quyết Quốc hội là dưới 4%. Vậy rõ ràng hiện nay đang tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao bởi vì giá xăng dầu thế giới vừa rồi tăng, vàng, USD mấy ngày gần đây tăng. Lương thực, thực phẩm xu thế chung của thế giới là cứ sau một số năm lại tạo ra mặt bằng mới.

Ông Định đề nghị phân tích kỹ hơn bối cảnh, vì báo cáo của Chính phủ lấy dự báo của thế giới tháng 2, bây giờ tháng 4 khác rồi. Hay thương mại Mỹ - Trung tháng 2 nói là đang chùng xuống và có thể tạm thời yên ắng, nhưng ngày hôm qua thì khác.

Theo Chủ nhiệm Định thì nên cập nhật thêm số liệu mới. Giá xăng trong nước tăng cao, giá điện tăng và theo Tổng cục Thống kê giá dịch vụ y tế hiện nay mới tiệm cận giá thị trường và còn 4 bước điều hành nhưng hiện nay mới thực hiện 2 bước, vẫn còn yêu cầu điều chỉnh trong năm nay theo hướng đưa cơ cấu tiền lương và chi phí quản lý vào cơ cấu giá dịch vụ y tế.

Giá dịch vụ giáo dục, giá sách giáo khoa cũng đang kiến nghị điều chỉnh. Bước vào năm học mới thì hàng hóa giáo dục bao giờ cũng tăng. Yếu tố khác là tăng lương cơ sở từ mùng 1/7 sẽ tác động ảnh hưởng đến giá vào các tháng cuối năm.

"Vì vậy, tiềm ẩn CPI tăng là có, nếu CPI tăng là kinh tế vĩ mô bị tác động rồi ảnh hưởng đời sống sản xuất, đời sống nhân dân, cho nên đề nghị Chính phủ quan tâm phân tích kỹ", ông Định phát biểu.

Nhận định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là với lạm phát, rủi ro vẫn còn tiềm ẩn, bởi tác động của việc tăng giá điện, giá xăng, dầu, giá dịch vụ y tế, rủi ro thiên tai, dịch bệnh với ngành nông nghiệp,… Giá dầu dự báo khó tăng đột biến, do tổng cầu của thế giới tăng chậm, nhưng trường hợp giá dầu và nhiên liệu thế giới tiếp tục tăng thì áp lực lạm phát ở trong nước của chúng ta rất lớn, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Vẫn theo phân tích của Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân thì xu hướng lạm phát cơ bản tăng đều, và từ tháng 7/2018 đến nay cầu nội địa đang tạo ra một sức ép rất lớn đối với lạm phát.

Trong khi đó, dư địa chính sách cũng không còn nhiều lắm. Dư địa giảm lãi suất thấp, ngân sách nhà nước vẫn thâm hụt, mà dư địa cho chính sách tài khóa cũng không còn nhiều, Chủ tịch Quốc hội nhận xét.

Hà Vũ

VNECONOMY





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sau sáp nhập người lao động tại TP HCM hưởng lương tối thiểu theo vùng nào?

Nếu mức lương tối thiểu áp dụng theo địa bàn cấp xã thấp hơn so với trước ngày 1-7 thì tiếp tục thực hiện mức lương đã áp dụng trước đó.

Sửa Hiến pháp: Lý do không thể giữ các thành phố, thị xã thuộc tỉnh như cấp cơ sở

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, việc tổ chức đồng loạt đơn vị hành chính đô thị là các phường sẽ góp phần thống nhất mô...

Phó Thủ tướng: VNPT, Viettel hoàn thiện các chatbot để người dân sử dụng trợ lý ảo từ 1/7

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị VNPT và Viettel tiếp tục hoàn thiện các chatbot để người dân, cán bộ có thể sử dụng sớm trợ lý ảo, tốt nhất là bắt...

Những điểm mới của Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số sắp được thông qua

Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số đã thể chế hóa các chủ trương lớn được nêu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Sở Nội vụ TP.HCM thông tin về việc sắp xếp cán bộ cấp huyện khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Từ 1/7, TP.HCM sẽ không còn cấp huyện. Trước mắt, Thành phố sẽ chuyển 100% biên chế cấp huyện bố trí biên chế cấp xã.

Hướng dẫn mới nhất của Quốc hội về kiện toàn bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành hướng dẫn cụ thể về tổ chức, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp sau sáp nhập các tỉnh thành, bỏ cấp huyện...

Hợp nhất tỉnh thành: Không chỉ là phép cộng diện tích, dân số mà còn là phép nhân của GDP

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, để đạt mục tiêu tăng GDP theo cấp số nhân từ việc hợp nhất tỉnh, thành cần có sự đầu tư, trong đó, cần có thể chế đủ rộng, một thể...

Quốc hội thông qua phương án cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có hiệu lực ngay

Kể từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố...

Chính quyền địa phương 2 cấp sẽ vận hành từ 1/7/2025: Cả hệ thống chính trị đều đang nỗ lực

Một cuộc “cách mạng” được ví như tái cấu trúc toàn diện từ không gian lãnh thổ đến thể chế, bộ máy, con người... đang được gấp rút triển khai với mốc thời gian cụ...

Chính thức trình Quốc hội lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98