Chuyên gia: Huawei đủ sức chống lại cấm vận của Mỹ trong 6 tháng tới

26/05/2019 10:34
26-05-2019 10:34:42+07:00

Chuyên gia: Huawei đủ sức chống lại cấm vận của Mỹ trong 6 tháng tới

Công ty môi giới và đầu tư CLSA cho biết Huawei có đủ hàng tồn kho để duy trì mảng kinh doanh điện thoại thông minh và thiết bị mạng 5G trong phần lớn thời gian còn lại của năm.

Công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)

Công ty môi giới và đầu tư CLSA cho biết, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei có đủ hàng tồn kho để duy trì mảng kinh doanh điện thoại thông minh và thiết bị mạng 5G trong phần lớn thời gian còn lại của năm.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc gia tăng, chính quyền Tổng thống Trump đã bổ sung Huawei vào “danh sách đen” thương mại nhằm hạn chế kinh doanh với các công ty Mỹ.

Hạn chế đó đã được nới lỏng một phần sau đó, trong nỗ lực giảm thiểu sự gián đoạn cho các đối tác của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, nhưng hầu hết các chuyên gia cảnh báo công ty này hiện đang đối mặt với sự không chắc chắn trong tương lai gần.

Hiện tại, mảng kinh doanh điện thoại thông minh Huawei, có hàng tồn kho từ 5 đến 6 tháng và thiết bị mạng 5G có 9 đến 12 tháng - theo ước tính của Sebastian Hou, nhà phân tích đầu tư tại CLSA, nói với CNBC hôm 24/5.

“Trong suốt phần còn lại của năm, tôi nghĩ công ty sẽ ổn về điện thoại thông minh và thiết bị mạng,” ông nói. “Trong thời gian ngắn, họ vẫn có đủ hàng tồn kho để vượt qua giai đoạn này, nhưng hàng tồn kho cuối cùng sẽ được sử dụng hết. Vì vậy, các cuộc đàm phán thương mại sẽ tiến triển như thế nào trong vài tháng tới vẫn còn khá quan trọng đối với sự tồn tại trong tương lai của Huawei.”

Đáng chú ý, ông Hou nói rằng công ty con HiSilicon của Huawei, chuyên thiết kế chip cho thiết bị Huawei, đã gia tăng hoạt động nghiên cứu-phát triển chip trong vài năm qua và dự báo có thể cung cấp 80-90% nhu cầu của Huawei.

Cuối cùng, sự sống còn của Huawei phụ thuộc rất nhiều vào việc công ty sản xuất chip Đài Loan (TSMC) - nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới - có thể tiếp tục kinh doanh với nhau hay không.

Bất kể thiết kế chip HiSilicon tuyệt vời như thế nào, thì các con chip của công ty này không thể “sống” mà không có TSMC, vì TSMC sản xuất tất cả các chip tiên tiến của HiSilicon. Điều này có nghĩa là TSMC rất quan trọng đối với sự tồn tại của Huawei và kế hoạch của ông Trump để chặn Huawei và Trung Quốc.

Hiện tại, TSMC đã nói rằng các chuyến hàng của họ tới Huawei không bị ảnh hưởng bởi hành động của Mỹ nhằm hạn chế sự tiếp cận của công ty Trung Quốc vào công nghệ Mỹ.

Trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở Mỹ, Huawei trong những năm gần đây đã đầu tư vào công nghệ chip của riêng mình, đặc biệt là cho bộ xử lý điện thoại thông minh và chip 5G.

Nhưng theo ông Hou, điểm mấu chốt là Huawei “còn thiếu một số công nghệ quan trọng mà chúng tôi tin là phụ thuộc nhiều vào Mỹ.”

Ông giải thích trong báo cáo CLSA rằng TSMC sử dụng thiết bị và tài sản trí tuệ của Mỹ để sản xuất chip của khách hàng, sau đó tái xuất các công nghệ đó. Nếu công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ vượt quá 25% thành phần trong sản phẩm, thì TSMC phải tuân theo Quy định quản lý xuất khẩu của Mỹ và sẽ cần giấy phép của Mỹ để cung cấp cho Huawei.

Dựa trên tính toán của CLSA, các thiết bị có nguồn gốc từ Mỹ chiếm từ 15% đến 20% thành phần sản phẩm chip mà TSMC làm cho HiSilicon, và do đó nó đang ở ngưỡng an toàn.

Tuy nhiên, CLSA cảnh báo Mỹ có thể áp đặt các quyết định chủ quan hoặc có một định nghĩa khác về tỷ lệ thành phần công nghệ Mỹ trong các sản phẩm thì sẽ có nguy cơ TSMC không thể xuất xưởng sản phẩm chip cho Huawei.

Việt Đức

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...

Tập đoàn bán lẻ Auchan SA của Pháp bán các tài sản tại Nga

Ngày 12/4, công ty Các Gallery Thương mại đã trở thành chủ sở hữu mới các siêu thị của Auchan. Chủ sở hữu chính của doanh nghiệp này là ông Tagir Shaimardanov.

Giá dầu leo thang sẽ càng làm kinh tế khó khăn hơn

Giá dầu đã liên tục bứt phá trong những tuần qua do xung đột địa chính trị leo thang và tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Việc giá dầu tăng cao đang thổi bùng nỗi lo...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98