Cơ hội tăng trưởng hàng tỷ đô cho ngành công nghiệp làm đẹp nằm ở... nam giới?
Cơ hội tăng trưởng hàng tỷ đô cho ngành công nghiệp làm đẹp nằm ở... nam giới?
Có một yếu tố phá bĩnh mới nổi trong ngành công nghiệp làm đẹp khi các công ty nhắm đến đối tượng tiêu dùng khác để mở rộng thị trường nửa ngàn tỷ đô la này: đó là... đàn ông.
Trên khắp toàn cầu, việc nam giới sử dụng công nghệ làm đẹp đang bắt đầu cất cánh. Tuy nhiên, xu hướng này xuất hiện dưới nhiều hình dạng và hình thức khác nhau. Đối với các công ty làm đẹp, những người đang nỗ lực tìm kiếm con đường phát triển mới, đó là một cơ hội khổng lồ cho dù đàn ông đang tìm kiếm các sản phẩm chải chuốt truyền thống, dưỡng ẩm kín đáo và son dưỡng hay để “bẻ cong” các chuẩn mực về giới tính.
Ngành công nghiệp chăm sóc cá nhân dành cho nam giới được dự đoán sẽ đạt 166 tỷ USD vào năm 2022, theo nghiên cứu của Allied Market Research. Mới năm ngoái, chỉ riêng các sản phẩm chăm sóc da của nam giới đã chứng kiến doanh doanh số tăng hơn 7% và hiện có giá trị 122 triệu USD, công ty nghiên cứu thị trường NPD Group cho biết.
Thành công của các thương hiệu bản địa kỹ thuật số phục vụ trực tiếp cho nam giới như Harry’s, và dịch vụ đăng ký nổi tiếng Dollar Shave Club tiết lộ: “Thói quen chải chuốt của nam giới bình thường không phải chỉ là cạo râu, mà có thể được hỗ trợ bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc da”.
Tuần trước, Edgewell, chủ sở hữu thương hiệu dao cạo Schick và Wilkinson, đã nhanh tay mua được Harry Rid với giá 1.37 tỷ USD khi cố gắng mở rộng sang các sản phẩm mới như nước rửa cơ thể và chất khử mùi. Còn Dollar Shave Club được tập đoàn tiêu dùng khổng lồ Unilever mua lại vào năm 2016.
Ngay cả các nhà thiết kế cao cấp như Chanel cũng nhanh chóng tham gia xu hướng này khi cho ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm dành cho nam giới đầu tiên của họ với tên gọi Boy De Chanel vào tháng 9 năm ngoái.
Theo Coresight Research, thị trường châu Á - Thái Bình Dương hiện là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất cho việc sử dụng sản phẩm làm đẹp và chải chuốt dành cho nam giới. Jason Chen, Tổng giám đốc trang web bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc Tmall nói với Coresight rằng trên khắp đất nước Trung Quốc, “ở mảng sản phẩm trang điểm dành cho nam giới, cung không đáp ứng được cầu”.
Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy thế hệ người tiêu dùng làm đẹp mới thích cách tiếp cận phi giới tính hơn. Theo báo cáo của NPD, gần 40% người trưởng thành trong độ tuổi 18-22 đã thể hiện sự quan tâm đến các sản phẩm làm đẹp không phân biệt về giới tính. Thật vậy, trong một cuộc khảo sát do Euromonitor thực hiện, hơn 56% nam giới Mỹ được hỏi đã thừa nhận sử dụng một số loại mỹ phẩm chăm sóc da mặt như kem nền, kem che khuyết điểm hoặc kem BB ít nhất một lần vào năm 2018.
Vào năm 2016, ngay sau khi Coty mua lại CoverGirl, thương hiệu này đã tạo nên lịch sử bằng việc tung ra sản phẩm CoverBoy đầu tiên, với sự góp mặt của nghệ sĩ trang điểm nổi tiếng trên YouTube là James Charles, lúc đó mới 17 tuổi.
Gần đây, Charles bị dính vào một cuộc cãi vã công khai với Tati Westbrook, một vlogger làm đẹp khác trên YouTube. Phạm vi của mối “thâm thù” giữa họ đã lan rộng, cho thấy tầm ảnh hưởng của những nhân vật nổi tiếng trên internet trên và cách mà ngành kinh doanh này phát triển trong hai năm qua.
Dù Charles có thể đang gặp khó khăn vì đã mất hàng triệu người đăng ký, nhưng sự chú ý mà anh nhận được từ CoverGirl đã dẫn đến những mối hợp tác tương tự của các thương hiệu lớn, gồm cả L'Oreal, công ty đã thuê blogger làm đẹp Manny Gutierrez, được biết đến dưới biệt danh Manny MUA, làm gương mặt đại diện cho chiến dịch mascara Maybelline Colossal của họ vào năm 2017.
Các hướng dẫn trang điểm và đánh giá sản phẩm của Gutierrez, đã thu hút gần 5 triệu người đăng ký vào trang YouTube của anh. Theo một ghi chú của NPD Group, một sản phẩm bột thiết lập đã chứng kiến doanh số tăng 40% sau khi Guitterez quảng cáo nó trên kênh YouTube của họ.
FILI