Có nên quy định "cứng" về giờ làm việc?

06/05/2019 13:17
06-05-2019 13:17:54+07:00

Có nên quy định "cứng" về giờ làm việc?

Có nên quy định "cứng" thời gian làm việc là một trong những tâm điểm tranh luận trên các diễn đàn...

Trong khi các cơ quan trung ương bắt đầu làm việc lúc 8 giờ, còn đa số các địa phương bắt đầu từ 7 giờ vào mùa hè hoặc 7 giờ 30 vào mùa đông.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) để xin ý kiến nhân dân, các bộ, ngành và chuyên gia trước khi dự thảo này được Chính phủ trình Quốc hội. Trong đó, việc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước với thời gian làm việc dự kiến từ 8h30 đến 17h30 được dư luận rất quan tâm.

Tại dự thảo tờ trình Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lý giải hiện thời gian áp dụng giờ làm việc trong các cơ quan nhà nước không có sự thống nhất giữa giờ làm việc của các cơ quan trung ương và địa phương.

Trong khi các cơ quan trung ương bắt đầu làm việc lúc 8 giờ, còn đa số các địa phương bắt đầu từ 7 giờ vào mùa hè hoặc 7 giờ 30 vào mùa đông. Ngay trên địa bàn Hà Nội, giờ làm việc của các cơ quan nhà nước cũng có sự khác nhau.

Điều này chưa bảo đảm sự liên kết, kết nối giữa giờ làm việc của khối cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương, chưa phù hợp xu thế chung của các nước phát triển. Vì vậy, trong dự thảo này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án.

Phương án 1, bổ sung vào Bộ luật Lao động quy định: "Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước". Thời gian làm việc dự kiến là từ 8 giờ 30 đến 17 giờ 30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân).

Phương án này giúp thống nhất giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, phù hợp hơn với thời gian làm việc của các quốc gia.

Phương án 2, giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính (Đối với các bộ do Thủ tướng quyết định, đối với UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban tỉnh, thành phố do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định).

Có nên quy định "cứng" thời gian làm việc là một trong những tâm điểm tranh luận trên các diễn đàn. Là một trong những chuyên gia về lao động việc làm, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc quy định "cứng" thời gian làm việc là không cần thiết. Trường hợp nếu có quy định thì cũng quy định như thế nào để tạo thuận lợi cho người dân khi đến làm việc với các cơ quan công quyền.

Cùng ý kiến đó, bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, lao động và xã hội cho rằng, nếu tất cả từ trung ương đến địa phương, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cùng đi làm vào giờ cố định như đề xuất thì sẽ ùn tắc đường. Quy định giờ làm việc như vậy có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân khi các doanh nghiệp vẫn làm việc từ 7h hoặc 7h30 sáng.

"Bộ luật Lao động chỉ quy định làm việc 8 tiếng/ngày, không nên đưa ra quy định cụ thể mà để cho các địa phương tự quyết định. Hiện nay nhiều quốc gia cho người lao động tự chọn giờ làm việc linh hoạt, miễn sao họ làm đủ 8 tiếng, đảm bảo năng suất lao động", bà Hương đề xuất.

Ông Trịnh Hòa Bình, Phó Tổng thư ký Hội Xã hội học Việt Nam phân tích: "Chúng ta muốn quy định có tính đồng đều nhưng thực tế thời tiết, ánh sáng, không khí, nhiệt độ... ở các vùng miền khác nhau. Trước đây, giờ Hà Nội và Tp.HCM chênh nhau 1 tiếng, giờ làm từ 8 giờ 30 có thể hợp với Hà Nội nhưng các tỉnh phía Nam lại không vì quá muộn.

Ngay các địa phương đi làm 8 giờ 30 cũng là vô lý. Bây giờ người ta làm việc bằng mạng nhiều chứ không nhất thiết phải đến chầu chực ở cơ quan hành chính công, nên để địa phương tự điều tiết như hiện nay sẽ phù hợp hơn".

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, có rất nhiều chuyện phải bàn. Quốc hội sẽ thảo luận và thấy quy định thời gian làm việc như hiện tại là tốt thì phải giữ nguyên. Ông Diệp cho biết, doanh nghiệp các tỉnh phía Nam (Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương...) thời giờ làm việc 8 giờ 30 là quá muộn. Với các tỉnh miền núi phía Bắc hay các tỉnh vùng sâu xa, kết thúc giờ làm việc lúc 17 giờ 30 là quá tối. Do đó, điều này để Quốc hội cân nhắc và quyết định.

Đối với Hà Nội, quy định thống nhất giờ làm việc phải được xem xét, đánh giá nhiều mặt vì Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung đông cơ quan hành chính nhà nước, có rất đông người dân sinh sống và làm việc.

Hơn nữa, giờ làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến đơn vị sự nghiệp như trường học... Vì thế cần phải sắp xếp thế nào để phù hợp giữa giờ làm việc của bố mẹ và thời gian đến trường của các con, giờ đón con về nhà. Nhiều ý kiến cũng bày tỏ, quy định giờ làm thế nào để giảm ách tắc giao thông, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân khi đến làm việc tại các cơ quan công quyền.

LÝ HÀ

VNECONOMY





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vốn đầu tư công chậm và câu chuyện tiền thừa chưa tiêu

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong việc duy trì chính sách tài khóa mở rộng, lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn tăng trưởng chậm chạp và chưa đạt...

Xuất siêu tăng vọt trong tháng 8 – Thời gian tới sẽ ra sao?

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục mới, nhưng liệu thành tích xuất siêu trong tháng 8 vừa qua sẽ lặp lại trong những tháng kế tiếp? Và yếu tố nào có...

Kinh tế Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, bầu cử Tổng thống Mỹ có thay đổi điều đó? 

Nền kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Mặc dù vậy, sự thúc đẩy mà kinh tế Việt Nam đang nhận được từ nền kinh tế...

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì...

Kinh tế số không thể thiếu tài sản số

Tài sản số đang dần trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế số, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Việt Nam đang trên đường xây dựng một khung...

Thủ tướng chỉ đạo các địa phương xuất cấp gạo dự trữ sau bão số 3

Sáng 08/09, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina...

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại 3 năm trước

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024 diễn ra trong ngày 07/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu...

Nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID

Phát biểu tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2024 diễn ra sáng 7/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết nền kinh tế đã phục hồi tích...

Sửa đổi Luật Đầu tư công để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc phương, sau gần 05 năm thực hiện, Luật Đầu tư công năm 2019 cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần xử lý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98