CPI tháng 5 tăng 0.49% do ảnh hưởng của giá xăng và điện

29/05/2019 09:47
29-05-2019 09:47:26+07:00

CPI tháng 5 tăng 0.49% do ảnh hưởng của giá xăng và điện

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng đầu năm 2019 tăng 2.74% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. CPI tháng 5/2019 tăng 0.49% so với tháng trước.

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2019 của Tổng Cục thống kê, giá xăng dầu tăng theo giá thế giới cùng với giá điện tăng do sản lượng điện tiêu thụ tăng cao đã ảnh hưởng tới tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng. Tuy nhiên, diễn biến của dịch tả lợn châu Phi khiến giá thịt lợn tiếp tục giảm và việc kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ góp phần kiểm soát lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2019 tăng 0.49% so với tháng trước, CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2019 tăng 2.74% so với cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 5 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2019 tăng 0.49% so với tháng trước.

Trong mức tăng 0.49% của CPI tháng 5/2019 so với tháng trước có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.

Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 2.64% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 2/5/2019 và thời điểm 17/5/2019 (tác động làm CPI chung tăng 0.25%). Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1.28% chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 6.86%; giá gas tăng 0.6%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0.66% và giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0.54%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0.18%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0.12%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.11%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.1%. Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống và nhóm giáo dục cùng tăng 0.05% (dịch vụ giáo dục tăng 0.01%); hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0.13%.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm: thuốc và dịch vụ y tế giảm 0.06% (dịch vụ y tế giảm 0.1%); bưu chính viễn thông giảm 0.05%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2019 tăng 2.74% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. CPI tháng 5/2019 tăng 1.5% so với tháng 12/2018 và tăng 2.88% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2019 tăng 0.13% so với tháng trước và tăng 1.9% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 1.85% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Chỉ số giá vàng tháng 5/2019 giảm 0.5% so với tháng trước; tăng 2.27% so với tháng 12/2018 và giảm 1.02% so với cùng kỳ năm 2018. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2019 tăng 0.45% so với tháng trước; giảm 0.01% so với tháng 12/2018 và tăng 2.41% so với cùng kỳ năm 2018.

Minh Nhật

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quyết tâm đạt tăng trưởng 7% dù thách thức hơn do siêu bão

Các kịch bản tăng trưởng cao, nhiều khả năng đạt, thậm chí vượt ngưỡng trên của mục tiêu GDP năm 2024 tăng từ 6-6.5% được các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước dự...

Nếu Fed giảm lãi suất, chính sách tiền tệ và kinh tế Việt Nam sẽ thay đổi ra sao?

Việt Nam có thể duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong ngắn hạn để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phải theo dõi sát diễn biến...

Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm" để khắc phục hậu quả bão lũ

Tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam" diễn ra tối 15/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi đồng bào, đồng chí "làm việc bằng hai", "làm ngày không đủ tranh thủ làm...

Bão Yagi ước gây thiệt hại 40,000 tỷ đồng, Thủ tướng chỉ đạo giữ vững mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay 7%

Bộ Kế hoạch & Đầu tư ước tính bão Yagi gây thiệt hại 40,000 tỷ đồng cho các địa phương miền Bắc, khiến GDP năm nay thấp hơn 0.15% so với kịch bản trước đó.

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương...

Tăng cường công tác điều tiết hồ chứa thủy điện để giảm thiểu lũ về hạ lưu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các...

Thủ tướng: Nghiên cứu mở rộng cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển

Chiều 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số nội dung. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ...

Vốn đầu tư công chậm và câu chuyện tiền thừa chưa tiêu

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong việc duy trì chính sách tài khóa mở rộng, lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn tăng trưởng chậm chạp và chưa đạt...

Xuất siêu tăng vọt trong tháng 8 – Thời gian tới sẽ ra sao?

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục mới, nhưng liệu thành tích xuất siêu trong tháng 8 vừa qua sẽ lặp lại trong những tháng kế tiếp? Và yếu tố nào có...

Kinh tế Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, bầu cử Tổng thống Mỹ có thay đổi điều đó? 

Nền kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Mặc dù vậy, sự thúc đẩy mà kinh tế Việt Nam đang nhận được từ nền kinh tế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98