Đàm phán thương mại chẳng đi đến đâu, nguy cơ Mỹ-EU chiến tranh thương mại ngày càng cao?
Đàm phán thương mại chẳng đi đến đâu, nguy cơ Mỹ-EU chiến tranh thương mại ngày càng cao?
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trì hoãn việc áp hàng rào thuế quan lên xe hơi trước đó – một yếu tố có thể làm chao đảo cả nền kinh tế vốn đang gặp nhiều rắc rối của châu Âu, nhưng một loạt các tình huống khó xử nội tại ở cả hai bờ Đại Tây Dương có nguy cơ làm nản lòng các nỗ lực tiến tới thỏa thuận thương mại.
* Mỹ-EU khó hoàn tất thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới
* Bộ trưởng kinh tế Đức nói thỏa thuận thương mại Mỹ-EU đã thất bại?
* Bộ trưởng Kinh tế Đức: Thương lượng TTIP giữa Mỹ-EU đã thất bại
* Mỹ-EU bắt đầu vòng đàm phán thứ 3 về tự do thương mại
* Nguy cơ bế tắc đàm phán FTA Mỹ-EU vì vụ nghe lén
Cách đây 10 tháng, ông Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker tiến tới một thỏa thuận đình chiến thương mại tại Vườn Hoa hồng ở Nhà Trắng để dọn đường cho các cuộc đàm phán gỡ bỏ hàng rào thuế quan lên hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ các rào cản về quy định. Cho tới nay, các cuộc đàm phán có vẻ chẳng đi đến đâu cả.
Các quan chức châu Âu đổ lỗi cho chính quyền Trump, vì họ chẳng có thời gian để đàm phán với EU ở Brussels. Góp phần khiến ông Trump trở nên xao lãng là sự đổ vỡ của cuộc đàm phán với Trung Quốc và sự cần thiết của việc nhanh chóng tiến tới thỏa thuận với Nhật Bản bù đắp những mất mát của ngành nông nghiệp Mỹ.
Diễn biến kinh tế chính trị ở EU ngày càng phức tạp. Quá trình Anh “ly hôn” với EU ngày càng hỗn loạn sau khi Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố từ chức trước đó trong tháng này, các quốc gia Đông Âu đang thử nghiệm các giới hạn của cuộc cải cách dân chủ “không có chủ ý” (“illiberal’’ democratic reforms), nước Nga đe dọa tới các trụ cột an ninh của EU và bối cảnh kinh tế ngày càng mong manh. Rõ ràng, khối EU cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề “đau đầu”. |
“Tôi không nghĩ Mỹ đã sẵn sàng để bắt đầu đàm phán về thuế quan”, Cecilia Malmstrom, Ủy viên Thương mại EU, nói với các phóng viên ở Paris trước đó trong tháng này, sau cuộc gặp với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer.
Dù vậy, sự phân cực đang ngày càng tăng ở châu Âu – được thể hiện rõ qua sự chia rẽ của các đảng trung hữu và đảng trung tả trong các cuộc bầu cử gần đây. Trước tình cảnh đó, một số quan chức ở Washington coi đây là dấu hiệu của những trở ngại lớn hơn đối với việc tiến tới một thỏa thuận.
Diễn biến kinh tế chính trị ở EU ngày càng phức tạp. Quá trình Anh “ly hôn” với EU ngày càng hỗn loạn sau khi Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố từ chức trước đó trong tháng này, các quốc gia Đông Âu đang thử nghiệm các giới hạn của cuộc cải cách dân chủ “không có chủ ý” (“illiberal’’ democratic reforms), nước Nga đe dọa tới các trụ cột an ninh của EU và bối cảnh kinh tế ngày càng mong manh. Rõ ràng, khối EU cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề “đau đầu”.
“Bạn đang chứng kiến EU đang bị áp lực bủa vây và tôi không nghĩ là họ có tự tin và có khả năng đàm phán thỏa thuận với Mỹ”, Heather Conley, Trưởng bộ phận chương trình châu Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định.
Nguy cơ áp thuế nhen nhóm
Trước đó, ông Trump đã đặt ra thời hạn 180 ngày cho các cuộc đàm phán với EU và Nhật Bản về vấn đề giảm bớt lượng xe hơi và linh kiện xuất khẩu tới Mỹ. Trong khoảng thời gian này, Tổng thống Mỹ dần dần gia tăng áp lực lên các đối tác thương mại để họ đưa ra thỏa thuận theo ý của ông. Như ông Trump nói rõ trong chuyến công du gần đây tới Nhật Bản, ông đang háo hức ngóng chờ ít nhất một vài thỏa thuận nhanh chóng trước khi bước vào cuộc tái tranh cử năm 2020.
Với Nhật Bản, khả năng tiến tới thỏa thuận là khá cao. Những người thân cận cho biết khả năng tiến tới thỏa thuận trước khi kết thúc năm 2019 là rất cao và các cuộc đàm phán sẽ được đẩy nhanh sau cuộc bầu cử ở Thượng viện Nhật Bản vào tháng 7/2019.
Đối với châu Âu, các dấu hiệu đang báo điềm chẳng lành. Hạn chót đàm phán về thuế xe hơi diễn ra ngay khi Ủy ban châu Âu (EC) sắp đổi ban lãnh đạo.
FiLi