Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt điện thoại di động: Người trẻ nói gì?

07/05/2019 21:44
07-05-2019 21:44:00+07:00

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt điện thoại di động: Người trẻ nói gì?

Nhiều người trẻ đang bàn luận về đề xuất của UBND TP.HCM xung quanh việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điện thoại di động.

*Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động, nước hoa, mỹ phẩm

Điện thoại di động là vật bất ly thân của người trẻ trong thời đại ngày nay. SHUTTERSTOCK

UBND TP HCM vừa gửi Bộ Tài chính góp ý về dự thảo "Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách nhà nước". Về phần thuế tiêu thụ đặc biệt, địa phương này đề xuất cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung vào đối tượng chịu thuế một số hàng hóa, dịch vụ như  điện thoại di động (ĐTDĐ), camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game, dịch vụ thẩm mỹ.

Không khéo người dân mua hàng xách tay!

Trong dự thảo đề án, UBND TP HCM cho rằng ĐTDĐ không phải hàng hóa, dịch vụ cao cấp nhưng đây cũng không thuộc diện "rất thiết yếu" nên đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Bên cạnh đó, ĐTDĐ là hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc nhưng đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập từ khá trở lên, có nhu cầu và khả năng thu nhập thường xuyên sử dụng các sản phẩm thế hệ mới. 

Theo anh Trần Việt Quân, Giám đốc Công ty CP Ứng dụng Di động Xanh, ĐTDĐ ngày nay không chỉ là một thiết bị để liên lạc mà  còn là công cụ làm việc thậm chí là công cụ mưu sinh của phần lớn người dân như sử dụng để giao hàng, chở khách.... Trong khi đó, ĐTDĐ thế hệ mới (như có kết nối 5G) có khả năng giúp xây dựng thành phố thông minh nhanh hơn với các kết nối tốc độ cao hơn. Người dân và doanh nghiệp cũng dần chuyển sang các ứng dụng thông minh trên điện thoại để giải quyết công việc, thủ tục hành chính công… Với những lý do này, không biết hạn chế ĐTDĐ  để điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có nhiều ý nghĩa không?

Chị Nguyễn Thị Tuyết Hương, nhân viên truyền thông một trường ĐH tại TP.HCM, cũng cho biết phản đối đánh thuế lên mặt hàng ĐTDĐ và nước hoa, mỹ phẩm. Kinh tế đã hội nhập, trong khi các nước quanh khu vực giá cạnh tranh hơn nhiều. Nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên các mặt hàng này, người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng xách tay như trước đây. Lúc đó gây nhiễu loạn trên thị trường, khó quản lý. Người tiêu dùng giờ có nhiều lựa chọn thông qua nhiều kênh mua sắm khác nhau. Họ sẽ tự quyết định mặt hàng với chất lượng với mức giá phù hợp.

Chỉ nên đánh thuế phân khúc cao cấp!

Trần Vũ, một bạn trẻ đang làm việc tại một trường ĐH tại Q.9, cho biết đối với các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì về lý thuyết, thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất, phân phối hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán. Như vậy có nghĩa là với các mặt hàng này, người tiêu dùng sẽ phải mua giá cao hơn rất nhiều so với giá do nhà cung cấp xác định trước thuế. Đối với các mặt hàng tiêu dùng giá trị như xì gà, bia rượu,... với thuế suất 35 - 75%... như quy định hiện hành thì hợp lý, vì tỷ lệ tiêu thụ trên đầu người khá cao, và chúng ta cũng không khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm này nhiều.

Nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên đánh thuế vào dòng ĐTDĐ cao cấp. SHUTTERSTOCK

"Nhưng đối với ĐTDĐ thì chúng ta nên xác định rõ phân khúc cao cấp, trung cấp, bình dân, và chỉ nên đánh thuế vào phân khúc cao cấp. Còn lại phân khúc trung cấp trở xuống thì nên khuyến khích người dân sử dụng bởi  đó là nhu cầu thiết yếu trong thời đại số. Đa phần điện thoại hiện nay đều là hàng nhập khẩu nên giá đã cao hơn so với nước ngoài ở một số sản phẩm, các sản phẩm nội địa vẫn nên được khuyến khích sử dụng nhưng nếu dùng biện pháp thuế cho hàng ngoại để lựa chọn hàng nội (không chịu thêm thuế nhập khẩu) thì cũng không hẳn là cách tối ưu. Vì người dùng chọn ĐTDĐ để sử dụng đa phần là ưu tiên về kiểu dáng và công nghệ, những điều này đối với hàng nội địa thật sự vẫn chưa quá xuất sắc" - Trần Vũ cho biết.

Đoàn Chí, một bạn trẻ là nhân viên một doanh nghiệp nhà nước tại TP.HCM, cho biết ủng hộ  thu thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho điện thoại thông minh. Tuy là điện thoại thông minh nhưng hiện nay đa phần đều nhập khẩu và khi thải bỏ thì rất nguy hại cho môi trường. Cần phải giám sát để thu lại và xử lý. Hơn nữa, hiện nay rất nhiều dòng điện thoại cao cấp trên mức thu nhập trung bình mà người dân vẫn mua được. Tuy nhiên, việc thu thuế hiện nay cần phải rõ ràng và chọn các dòng sản phẩm cao cấp hơn một chút.

"Quan trọng hơn, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải dựa trên các nghiên cứu và hoạt động thực tiễn chứ không thể có ý kiến dựa trên cảm tính. Nếu thành phố muốn thực hiện thì cần cung cấp thêm số liệu, dẫn chứng khoa học", Đoàn Chí cho biết. 

Đăng Nguyên

THANH NIÊN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kim Oanh, Tập đoàn Mai Linh, Berjaya-D2D, công ty con của NVL bị gọi tên nợ thuế tỉnh Đồng Nai

Cục thuế tỉnh Đồng Nai công khai danh sách 384 đơn vị/cá nhân nợ tiền thuế và các khoản phải thu khác thuộc ngân sách Nhà nước tính tới 31/08/2024 với tổng số tiền...

Phạt nặng Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vì loạt vi phạm về thuế

Theo quyết định của Tổng cục Thuế ngày 09/09/2024, CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HOSE: RAL) bị xử phạt vì loạt vi phạm liên quan đến thuế, tổng số tiền xử lý...

Việt Nam có nên đánh thuế carbon?

Đang có những ý kiến trái chiều khi bàn chuyện Việt Nam có nên áp thuế carbon hay không.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3 được gia hạn nộp thuế

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế vừa có văn bản gửi các Cục Thuế hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (DN) bị tổn thất do bão số 3 và mưa lũ...

HoREA đề xuất áp thuế TNDN 18% đối với doanh nghiệp quy mô vừa

Trong khuôn khổ góp ý dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng cần có sự ưu đãi về thuế thu nhập doanh...

Newtecons bị gọi nhầm tên trong danh sách nợ thuế của Hải Phòng

Cục thuế thành phố Hải Phòng công khai danh sách 893 đơn vị nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước với tổng số tiền nợ tại thời điểm 31/07/2024...

Đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa có trị giá nhỏ

Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương...

Tám tháng đầu năm 2024, NSNN bội thu hơn 231 ngàn tỷ

Theo Tổng cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tám tháng năm 2024 ước tăng 17.8% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 1.9% so với cùng...

Bộ Tài chính muốn quản lợi nhuận doanh nghiệp?

Sau khi lắng nghe ý kiến doanh nghiệp và các bộ, ngành, Bộ Tài chính thay đổi nhiều quy định trong quản lý vốn đầu tư nhà nước như: Không quản lý doanh nghiệp (DN)...

Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Từ đầu năm đến nay, doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 1,98 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp gần 55.000 tỷ...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98