Đâu là nút thắt ngành hàng không hiện nay?

16/05/2019 21:17
16-05-2019 21:17:36+07:00

Đâu là nút thắt ngành hàng không hiện nay?

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng nút thắt ngành hàng không là thể chế hạ tầng và nguồn nhân lực.

Tại toạ đàm "Xây dựng môi trường phát triển cho ngành hàng không" do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 16-5 ở Hà Nội, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng nút thắt ngành hàng không là thể chế hạ tầng và nguồn nhân lực.

Về hạ tầng, sự thu hút doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện hiệu quả không riêng trong ngành hàng không mà trong nhiều lĩnh vực khác. "Sức mạnh của khu vực tư nhân trong phát triển hạ tầng là nguồn lực vô tận. Tôi hy vọng sân bay Long Thành sẽ tiếp tục do tư nhân trong nước đầu tư thành công", Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc nhận định.

Về vấn đề nhân lực các doanh nghiệp ngành hàng không, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, có thể nghiên cứu hợp tác đào tạo nhân lực cho ngành hàng không.

Theo thống kê quốc tế, hàng không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cứ 1% tăng trưởng của hàng không sẽ đồng hành tương ứng với 0,4 - 0,5% tăng trưởng GDP. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây ngành hàng không đều tăng trưởng bình quân 14 -15%, tương ứng với mức tăng GDP 6,8 -7%/năm.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỉ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn Châu Á.

 

Về thể chế, TS Lộc mong muốn tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch. "Có lẽ đã đến lúc đặt vấn đề dùng chung một từ "doanh nghiệp Việt Nam", một thể chế 1 chính sách chung với 1 thứ là "doanh nghiệp Việt Nam" không phân biệt đặc biệt, không cơ chế thành phần" – TS Vũ Tiến Lộc bày tỏ.

"Chúng tôi vẫn cho rằng, sự hợp tác giữa các hãng hàng không sẽ góp phần xây dựng một mô hình như trên - một cộng đồng hợp tác và cạnh tranh với mỗi lợi thế riêng của từng hãng hàng không. Đặc biệt, sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dự báo sự phát triển của ngành hàng không sẽ còn mạnh mẽ hơn cả sự phát triển của Uber, Grab ở mô hình vận tải đường bộ"- TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh thêm.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thực tế cho thấy, chúng ta cần tạo ra một hành lang pháp lý đủ rộng để các doanh nghiệp có thể bình đẳng cạnh tranh. Bởi điều hay nhất của thị trường vận tải hàng không Việt Nam thời gian qua là cạnh tranh.

"Cạnh tranh trên thị trường hàng không ở đây không chỉ giữa các hãng hàng không mà cạnh tranh giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân" - TS Cung nhấn mạnh và cho rằng, trong thời kỳ mở cửa, Nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng đường lối, chính sách, còn lại làm sao tạo môi trường Nhà nước và tư nhân bình đẳng với nhau.

Ông Nguyễn Đình Cung đặt vấn đề: Nền kinh tế có 3 đột phá: Đột phá về thể chế, đột phá về nguồn nhân lực và đột phá về kết cấu hạ tầng. Ba đột phá này đang hiện thân rất rõ nét ở ngành hàng không nhưng nó cũng chính là điểm nghẽn với ngành. Nhưng nếu chúng ta không quy được trách nhiệm mà cứ nói chung chung thì không giải quyết được gì?

Theo ông Lại Xuân Thanh – Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước chỉ giao một việc là phát triển kết cấu hạ tầng sân bay thì cảm nhận đầu tiên là chúng ta đang bị nghẽn - cảng hàng không sân bay chưa đáp ứng được các hãng hàng không.

Ông Thanh khẳng định, hàng không đang tắc nghẽn cục bộ mà điển hình là Cảng hàng không Tân Sân Nhất dẫn đến tắc nghẽn ở các cảng hàng không khác (vì phải có điểm đi - điểm đến). Chủ trương "giải" cứu đã có 3 năm mà vẫn chưa quyết cho ai làm chủ đầu tư. "Chỉ thông qua chủ trương đầu tư - ai trình và trình ai cũng rất khó giải đáp rồi. Tắc nghẽn ở quy trình, thủ tục hành chính" - ông Thanh giãi bày và cho rằng: "Chúng tôi là doanh nghiệp được giao có trách nhiệm cải tạo mở rộng cảng hàng không. Năng lực có, chuyên môn có, tài chính có, đúng thẩm quyền có nhưng chưa được giao thì chưa thể thực hiện được".

Trước câu hỏi, Bamboo Airways là doanh nghiệp "sinh sau đẻ muộn" doanh nghiệp thiếu gì? Ông Đặng Tất Thắng – Phó Tổng giám đốc Bamboo Airways cho biết, trước khi Bamboo Airways ra nhập thị trường hàng không, thì trên thị trường đang có 2 hãng hàng không lớn, và một hãng hàng không nhỏ thuộc một hãng hàng không lớn đó. Vì vậy, sự khó khăn của doanh nghiệp khi tham gia thị trường hàng không bị hạn chế rất nhiều, đặc biệt trong việc tìm kiếm nhân lực. Bamboo Airways đã xây môi trường làm việc quốc tế, hướng đến việc tuyển dụng lao động quốc tế. Cụ thể, trong khoá tuyển dụng K9 mới đây của Bamboo Airways, 70% ứng viên có quốc tịch đến từ Hàn Quốc, Thái Lan…

Trả lời câu hỏi về khuyến nghị để giải quyết thực trạng tắc nghẽn hiện nay? Ông Phạm Ngọc Minh – Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines khẳng định: Điểm tắc nghẽn này nằm ở chính sách. "Nếu giao cho chúng tôi làm sân bay mới thì chúng tôi nhận ngay nhưng nếu chỉ nâng cấp đường băng, đường lăn, đường bi trong tổng thể cảng thì quả thực rất khó khăn để giải quyết bài toán tổng thể" - ông Minh khẳng định.

Nói thêm về vấn đề này, ông Lại Xuân Thanh khẳng định "Không phải tư nhân xây sân bay nhanh hơn chúng tôi, bởi chúng tôi có kinh nghiệm, có năng lực và không bao giờ chậm giải ngân. Sân bay Vân Đồn xây xong mất 27 tháng. Nếu giao chúng tôi xây nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, theo kế hoạch sẽ chỉ mất 24 tháng" - ông Thanh chia sẻ và cho rằng: "Ở đây tôi muốn nói phải có sự bình đẳng của doanh nghiệp nhà nước so với doanh nghiệp tư nhân. Mảng dịch vụ tốt nhất thì lại không giao cho chúng tôi. Ví dụ, tại hãng hàng không thì nhà ga kinh doanh tốt nhất, trong nhà ga thì nhà ga hành khách tốt nhất và trong nhà ga hành khách là nhà ga hành khách quốc tế tốt nhất nhưng chúng tôi không được giao mà chỉ giữ lại cho chúng tôi đường băng, đường bi… "Xã hội hoá là một chủ trương lớn và chúng tôi tán thành nhưng tôi cho rằng phải bình đẳng chứ không phải làm teo tóp doanh nghiệp nhà nước đi" - ông Thanh nhấn mạnh.

Tại buổi toạ đàm, ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội – Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội khẳng định, nhu cầu phát triển của ngành hàng không trong thời gian tới là tất yếu, mặc dù còn nhiều thách thức. Vì vậy, để duy trì được sự phát triển bền vững, của ngành, ông Nhưỡng cho rằng, đầu tiên, cần một thể chế đầy đủ, đồng bộ, minh bạch, tạo sự thông thoáng, sân chơi "hay" và trong đó luật chơi phải tiếp cận quốc tế, phù hợp với quy hoạch chung. Ví dụ, quy hoạch vùng trời, đường bay…

Hai là, cần sự đối xử bình đẳng từ nhà nước, doanh nghiệp và người dân, tránh tình trạng doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, tâm lý "con đẻ con nuôi".

Ba là, phải phân biệt giữa kinh doanh và phục vụ. Cụ thể, nên tách bạch hoạt động kinh doanh và phục vụ của Việt Nam Airlines.

Bốn là, chú ý đến an toàn và an ninh quốc gia, làm thế nào tách sân bay quân sự và dân sự.

Năm là, trong mọi tình huống việc xây dựng môi trường văn hoá trong thị trường hàng không là rất qua trọng, đây là bộ mặt quốc gia, thương hiệu quốc gia về phát triển kinh tế. 

D.Ngọc

Người Lao Động







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phấn đấu hết năm 2023 giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95%

Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa; quyết...

Ông Jensen Huang cam kết Việt Nam sẽ trở thành 'quê hương thứ 2' của Nvidia

Ông Jensen Huang - CEO Nvidia cho biết sẽ hợp tác với Việt Nam về 2 trụ cột trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là nhân lực và hạ tầng.

Trung Quốc là nước có vốn đầu tư lớn nhất vào Bắc Giang

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang, nhiều doanh nghiệp “đại bàng” của Trung Quốc quyết định “làm tổ” ở Bắc Giang. Trung Quốc trở thành quốc gia có tổng vốn đăng ký...

Đừng để nhà đầu tư ra đi vì... chậm chân

Đã có một số nhà đầu tư đi đến quyết định hủy bỏ kế hoạch đầu tư hoặc không tiếp tục rót thêm vốn vì cơ chế chính sách thu hút đầu tư còn vướng mắc. Bên cạnh đó...

NVIDIA - tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới muốn lập "cứ điểm" tại Việt Nam

Chiều 10/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Jensen Huang, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ) - tập đoàn sản xuất chip đắt giá nhất thế...

Hàng hóa, dịch vụ nào phải kê khai giá theo đề xuất mới?

Dịch vụ lưu trú; Dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; Dịch vụ tham quan tại khu du lịch trên địa bàn sẽ phải kê khai giá tại...

Reuters: FPT, Vingroup và Viettel sẽ tham gia cuộc họp với Nvidia

Jensen Huang, Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn chip ngàn tỷ USD Nvidia, sẽ tham gia cuộc họp với các đại diện của Việt Nam vào ngày 11/12. 

Xây dựng cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào trong quý I/2024

Cục Điều tiết điện lực cần khẩn trương phối hợp cùng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương trình Chính phủ về xây dựng cơ...

150 cảnh sát bao vây triệt phá địa điểm khai thác khoáng sản quy mô lớn

Giám đốc và Phó Giám đốc Công an Bình Thuận đã trực tiếp chỉ huy bắt giữ 28 đối tượng khai thác khoáng sản, thu giữ nhiều tang vật.

Đề xuất hạ giá mua điện hàng chục dự án điện mặt trời, điện gió

Công ty Mua bán điện đề xuất EVN giảm tiền thanh toán đối với hàng chục dự án điện mặt trời, điện gió đang hưởng giá FIT ưu đãi trong 20 năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98