'Đề xuất huy động lực lượng vũ trang chống dịch tả lợn châu Phi'

13/05/2019 20:28
13-05-2019 20:28:57+07:00

'Đề xuất huy động lực lượng vũ trang chống dịch tả lợn châu Phi'

Lãnh đạo ngành nông nghiệp cho rằng, nếu không ngăn chặn tốt dịch tả lợn châu Phi, hậu quả sẽ "vô cùng tàn khốc".

Sáng 13/5, phát biểu tại hội nghị trực tuyến phòng chống dịch tả lợn châu Phi, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, đến ngày 12/5, số lợn bệnh buộc phải tiêu huỷ đã lên tới hơn 1,2 triệu con (chiếm khoảng hơn 4% tổng đàn lợn của cả nước).

"Hôm qua tôi đi kiểm tra điểm giáp ranh giữa huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) và huyện Phú Bình (Thái Nguyên), thấy xác lợn chết trôi từ kênh mương trên địa bàn Thái Nguyên về phía Bắc Giang. Điều đó cho thấy một số địa phương chưa làm tốt công tác chống dịch", ông Tiến nói.

Cơ quan chức năng cân để xác định mức hỗ trợ trước khi tiêu huỷ lợn bệnh tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Võ Hải.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, nếu không ngăn chặn tốt, dịch sẽ phát triển theo ba hướng: Tái xuất hiện ổ dịch mới ở nơi đã khống chế được; lan rộng sang các vùng chưa bị; phát sinh dịch ở những đàn lợn lớn.

Ông Cường nói, trường hợp kịch bản trên xảy ra sẽ "vô cùng thảm khốc", gây thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn đe doạ một ngành hàng lớn, thậm chí liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

"Thủ tướng đã nói là dập dịch như đánh giặc, nếu nơi nào để dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng mà không phòng, chống chủ động, kịp thời thì người đứng đầu tỉnh phải chịu trách nhiệm. Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm, không thể cho phép nguồn dịch bệnh lây lan ra môi trường trên diện rộng. Để công tác tiêu huỷ đảm bảo đúng kỹ thuật thì quân đội, công an phải là lực lượng nòng cốt, vì tính kỷ luật cao", Bộ trưởng Cường đề nghị.

Cho rằng vừa rồi có một số chỗ kiểm soát còn lơi lỏng, như ở sông Cầu, lợn chết trôi xuống Bắc Giang, Bắc Ninh, ông Cường nhấn mạnh, "lơi lỏng sẽ rất nguy hiểm, chúng tôi đã đề xuất Chính phủ đưa lực lượng vũ trang vào kiểm tra tình hình chống dịch".

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Võ Hải

Về tình hình địa phương, ông Nguyễn Văn Sửu - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay, thành phố có đàn lợn lớn thứ hai cả nước (1,9 triệu con) nên đã chủ động các giải pháp ứng phó dịch nhưng nhiều quận, huyện vẫn có lợn mắc bệnh. Thành phố đã tiêu huỷ hơn 100.000 con lợn với kinh phí đền bù khoảng 200 tỷ đồng.

Lãnh đạo Hà Nội đề xuất tăng mức hỗ trợ cán bộ tham gia chống dịch vì theo quy định hiện nay chỉ được 100.000 đồng mỗi ngày; trong khi lao động tự do thu nhập 250.000 đến 300.000 đồng mỗi ngày.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Xuyên, tỉnh này có số lợn bệnh phải tiêu huỷ lớn nhất nước với 300.000 con (gần 15.000 tấn). Số tiền dự kiến hỗ trợ người chăn nuôi là 470 tỷ đồng, trong khi ngân sách dự phòng chỉ trên 100 tỷ đồng nên tỉnh đề nghị Trung ương sớm cân đối ngân sách hỗ trợ.

Không nêu số tiền thiệt hại, nhưng ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết tỉnh đã tạm thời ứng trước tiền ngân sách để hỗ trợ người dân với số lợn phải tiêu huỷ hơn 5.400 con.

Tại Đồng Nai, địa phương có tổng đàn lợn lớn nhất nước với khoảng 2,5 triệu con, ngày 24/4, lực lượng chức năng đã phát hiện ổ dịch tại huyện Trảng Bom.

"Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 5 xã của 3 huyện phát sinh dịch, lượng heo phải tiêu huỷ trên 800 con", Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh thông tin.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP HCM cho biết, sau khi dịch xuất hiện ở Đồng Nai, thành phố đã tăng tần suất hoạt động của các đoàn kiểm tra liên ngành; lập thêm 3 chốt ở vùng giáp ranh Bình Dương, Đồng Nai và một số đầu mối giao thông. Sở Công Thương thành phố đã làm việc với Long An, Đồng Nai để thống nhất không nhập heo từ vùng dịch, đồng thời ghi rõ thông tin hộ chăn nuôi được bán vào thành phố.

Thứ trưởng Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng, Việt Nam là nước có tổng đàn lợn đứng thứ 7 thế giới, sản lượng thịt lợn thứ 6 thế giới và ngành chăn nuôi đóng góp 5% GDP nên nếu dịch còn kéo dài, số lượng lợn tiêu huỷ tăng cao thì cần thiết kế lại khâu phòng chống dịch sao cho "vừa phòng chống, vừa phát triển". Ông cũng cho hay, Bộ đã yêu cầu các Sở Công Thương kiểm soát giá, cung, cầu thịt lợn.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu kết luận cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch tả lợn châu Phi sáng 13/5. Ảnh: Võ Hải.

Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ, từ thực tế diễn biến cho thấy dịch tả lợn châu Phi đang rất nghiêm trọng, các biện pháp phòng chống chưa hiệu quả, bố trí kinh phí còn chậm. Ông cho rằng việc hỗ trợ người dân chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nên chưa khuyến khích người dân tích cực phòng chống dịch.

Trước thông tin về tình trạng xác lợn chết trôi trên kênh hay có địa phương không còn chỗ chôn lợn bệnh, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành kiểm tra và xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng này.

"Bộ Công Thương chủ trì xây dựng cơ chế hỗ trợ và tổ chức thực hiện việc thu mua, giết mổ lợn ngay khi đến lứa, giảm nguy cơ mắc bệnh và cấp trữ đông, cân đối nguồn thịt lợn các tháng cuối năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương, doanh nghiệp, người dân quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống dịch", Phó thủ tướng nói.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya vào năm 1921, từ đó đến nay bệnh đã xuất hiện tại nhiều nước châu Phi, châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ năm 1996 - 2019, bệnh đã xảy ra tại hơn 60 quốc gia và đến nay, chưa có quốc gia nào được OIE công nhận an toàn đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ổ dịch tại Việt Nam được phát hiện ngày 1/2 tại Hưng Yên, sau đó lan nhanh ra các tỉnh, thành. Tính đến ngày 12/5, dịch đang xảy ra tại gần 2.300 xã của hơn 200 huyện tại 29 tỉnh, thành phố. 

Võ Hải

VNEXPRESS





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98