Điều gì có thể xảy ra nếu Nhân dân tệ phá ngưỡng 7 đổi 1 USD?

30/05/2019 15:21
30-05-2019 15:21:27+07:00

Điều gì có thể xảy ra nếu Nhân dân tệ phá ngưỡng 7 đổi 1 USD?

Sau một tháng giảm mạnh, đồng Nhân dân tệ đang dao động gần ngưỡng tâm lý quan trọng 7 đổi 1 USD và điều này đang thúc giục các quan chức Trung Quốc phải ra sức ngăn chặn đà giảm của đồng nội tệ.

Nhân dân tệ đã giảm 2.5% trong tháng 5/2019, sắp ghi nhận đà giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2019 và lao dốc mạnh nhất châu Á. Tại thời điểm 1 tuần trước, Nhân dân tệ đã chạm đáy 5 tháng tại mức 6.9217 đổi 1 USD. Khi hội nghị thượng đỉnh G20 sắp diễn ra ở Nhật Bản vào cuối tháng 6/2019, một số chuyên gia ngày càng tin rằng sự leo thang trong thương chiến Mỹ-Trung có thể đẩy đồng Nhân dân tệ phá ngưỡng 7 đổi 1 USD lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ.

Họ tỏ ra bất đồng về những hậu quả kéo theo sau đó. Trong khi Citigroup cho rằng việc phá vỡ ngưỡng 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD có thể châm ngòi cho làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán, gây ra sự bất ổn tài chính và làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc, thì Bank of America Merrill Lynch cho rằng đà suy yếu của đồng Nhân dân tệ sẽ dẫn tới tăng trưởng chậm hơn và khả năng làn sóng tháo chạy của dòng vốn không cao.

Điều rõ ràng hơn là khả năng cơ quan Trung Quốc can thiệp vào thị trường khi gần sát ngưỡng 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD ngày càng cao. Cơ quan chức trách đã bán đồng USD trong vài năm gần đây và trong tuần này, họ đã lên tiếng hỗ trợ cho đồng Nhân dân tệ. Đây là lần thứ ba đồng Nhân dân tệ dao động gần ngưỡng này sau vụ phá giá tiền tệ đầy chấn động trong năm 2015.

“Lần này, tình hình khác ở chỗ là căng thẳng thương mại ngày càng leo thang”, Claudio Piron, Trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ và lãi suất châu Á tại BoAML, cho hay. “Khi chúng tôi xem xét tất cả các công cụ mà Trung Quốc có, việc tác động tới đồng Nhân dân tệ là dễ sử dụng nhất. Điểm khó ở đây là tác động tới đồng Nhân dân tệ mà không gây hoảng sợ tới phần còn lại của châu Á”.

Ông nói thêm, đồng Nhân dân tệ có thể suy yếu về mức 7.13 đổi 1 USD nếu Mỹ và Trung Quốc áp thêm hàng rào thuế quan lên hàng hóa lẫn nhau. Trong 30 ngày vừa qua, khả năng đồng Nhân dân tệ phá ngưỡng 7 đổi 1 USD trong vòng 1 năm đã tăng gấp đôi lên 38% sau đà suy yếu gần đây, theo dữ liệu tổng hợp của Bloomber, dựa trên giá hợp đồng quyền chọn. Đồng Nhân dân tệ tăng 0.07% lên 6.9083 đổi 1 USD vào lúc 14h06 ngày thứ Năm (giờ Thượng Hải).

Đà suy yếu của Nhân dân tệ có thể là do các yếu tố cơ bản. Đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã mất đà trong tháng 4/2019, khi xuất khẩu suy giảm, sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ yếu hơn dự báo. Bên cạnh đó, đà suy giảm của Nhân dân tệ ít có khả năng châm ngòi cho làn sóng tháo chạy của dòng vốn – một điều đã từng xảy ra từ 1 vài năm trước, vì các nhà hoạch định chính sách đã thắt chặt các biện pháp kiểm soát vốn.

“Lỗ nặng”

Bắc Kinh đã tăng cường nỗ lực để làm chậm đà giảm của Nhân dân tệ khi càng tới gần hội nghị thượng đỉnh G20. Trong một bài phát biểu, Guo Shuqing, người đứng đầu của cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của Trung Quốc, cho biết những nhà đầu cơ “đang bán khống đồng Nhân dân tệ chắc chắn sẽ bị lỗ nặng”. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết, họ sẽ phát hành trái phiếu ỏ Hồng Kông trong ngắn hạn, một công cụ để hạn chế thanh khoản và có thể củng cố cho đồng Nhân dân tệ ở Hồng Kông. Các nhà hoạch định chính sách cũng giữ mức tỷ giá trung tâm hàng ngày mạnh hơn mức 6.9 đổi 1 USD, mặc dù tỷ giá giao ngay dao động yếu hơn ngưỡng 6.9 trong phần lớn thời gian của tuần qua.

“NHTW đang cố gắng làm suôn nhịp độ suy yếu của đồng Nhân dân tệ, nhưng đó là thứ mà chẳng ai có thể ngăn chặn được”, Linan Liu, Chiến lược gia vĩ mô Trung Quốc đại lục tại Deutsche Bank AG, nhận định. “Điều này cũng hiểu là Nhân dân tệ cần phải thích ứng với rủi ro tài khoản vãng lai chuyển sang trạng thái thâm hụt, tăng trưởng kinh tế chậm lại và dòng chảy đầu tư tăng chậm lại hoặc thoái vốn”.

Đà suy yếu của Nhân dân tệ đang khiến các tài sản Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại đang trên đà bán hơn 50 tỷ Nhân dân tệ (7.2 tỷ USD) cổ phiếu Trung Quốc loại A trong tháng 5/2019, vượt xa mức kỷ lục 18 tỷ Nhân dân tệ của tháng trước. Điều này khiến chỉ số Shanghai Composite giảm 5.9% trong tháng 5/2019, sắp ghi nhận tháng lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 10/2018.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Chi Lo thuộc BNP Paribas nói rằng nếu Nhân dân tệ giảm giá quá 7 tệ đổi 1 USD, thì Bắc Kinh và Washington có thể sẽ phải quay trở lại bàn đàm phán. Bởi vì ngưỡng tỷ giá như vậy sẽ dẫn tới sự giảm giá đồng tiền tại các quốc gia khác trong khu vực và gây tổn hại đến thị trường chứng khoán Mỹ, đặt ra sức ép buộc ông Trump phải đi đến một thỏa thuận.

"Tôi không cho là PBoC đặt ra một giới hạn ở ngưỡng 7", ông Lo nói. "PBoC có thể sẽ để cho tỷ giá được quyết định nhiều hơn bởi các yếu tố thị trường".

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơn đau kéo dài của nền kinh tế Trung Quốc

Bức tranh kinh tế u ám của Trung Quốc đang khiến giới chuyên gia lo ngại. Sau loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng được công bố vào cuối tuần qua, các nhà phân tích...

Các ngân hàng lớn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Các ngân hàng cho rằng hoạt động kinh tế yếu kém trong tháng Tám đã làm gia tăng sự chú ý đến đà phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và nêu bật việc cần phải...

Mỹ: Các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục tăng lương cơ bản

Các lãnh đạo phụ trách tiền lương cũng cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng các chiến lược ngoài lương cơ bản để tăng tổng thu nhập cho nhân viên, chẳng hạn như các loại...

Chờ đợi động thái kế tiếp của Fed

Trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt, giới tài chính đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 17/09. Dù đã...

Sau Yagi, Trung Quốc lại đối mặt với siêu bão mạnh nhất kể từ năm 1949

Cơn bão mạnh nhất trong hơn 7 thập kỷ đã đổ bộ vào thủ phủ tài chính của Trung Quốc, mang theo gió giật mạnh và mưa lớn đến vùng duyên hải phía đông, gây xáo trộn...

Thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD năm 2050

Thị trường chất bán dẫn thế giới đang ở làn sóng thứ hai, với động lực tăng trưởng đến từ các công nghệ như Trí tuệ Nhân tạo và lái xe tự động.

Trung Quốc có thể tránh "vết xe đổ" của Nhật Bản nếu học hỏi Hàn Quốc

Giữa bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhiều chuyên gia đã vội vã so sánh tình hình hiện tại của Trung Quốc với "thập kỷ...

Trung Quốc có thể sẽ sớm có nhiều thú cưng hơn… trẻ con!

Kết hôn được bảy năm, Hansen và cô vợ Momo hiện chăm sóc sáu “con nhỏ” tại căn hộ của mình ở trung tâm thành phố Bắc Kinh.

Trump đắc cử, kinh tế Mỹ sẽ ra sao?

Chúng ta không thể biết được nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với những cú sốc nào trong 4 năm tới. Nhưng xét đến các mục tiêu đã nêu và đề xuất chính sách thiếu...

Mỹ chính thức tăng thuế với xe điện, pin mặt trời, chất bán dẫn của Trung Quốc

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chính thức phê duyệt việc tăng thuế đối với hàng tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong ngày 13/09, với phần lớn các mức thuế mới...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98