Điều gì đã "giết chết" đàm phán thương mại Mỹ-Trung?

18/05/2019 11:22
18-05-2019 11:22:21+07:00

Điều gì đã "giết chết" đàm phán thương mại Mỹ-Trung?

Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đổ vỡ vì Bắc Kinh xóa bỏ những thông tin chi tiết về các nghĩa vụ của họ trong văn bản thỏa thuận thương mại, theo một chuyên gia từng là quan chức cấp cao của Mỹ.

Susan Thornton, từng là quyền Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết cả hai bên đã nhất trí về khung thời gian để từ từ thực hiện thay đổi khi họ cùng hướng về một thỏa thuận cuối cùng. Tuy nhiên, bên Mỹ lại muốn thiết lập một quy chuẩn về một số vấn đề cụ thể, vì vậy họ có thể chắc chắn về tiến triển trong việc tiến tới thỏa thuận cuối cùng.

“Tôi nghe nói là có một văn bản thỏa thuận mà Mỹ đã đưa ra cho Trung Quốc và trong đó, có đề cập tới nghĩa vụ trong một số lĩnh vực nhất định… Nhưng trong văn bản mà Trung Quốc gửi lại Mỹ, tất cả thông tin chi tiết đó đã bị xóa bỏ”, bà nói với tờ South China Morning Post (SCMP).

Bà Thornton cho biết điều tương tự từng diễn ra trước đây trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc, khi Bắc Kinh cực kỳ nhạy cảm với các thông tin chi tiết được công khai với công chúng – một điều có thể ảnh hưởng tới nhận thức về thỏa thuận của người dân.

Susan Thornton, từng là quyền Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương

“Nhiều lần, vấn đề xuất phát từ mức độ nhạy cảm của các tài liệu được công khai cho công chúng. Họ không muốn tài liệu đó trông có vẻ như một ai đó đang chi phối các điều khoản với Trung Quốc”, bà cho hay.

Thế nhưng, Mỹ lại “muốn công chúng biết được họ đã có những gì trong tay. Đó là toàn bộ vấn đề”.

Theo bà Thornton, một vấn đề khó nhằn khác giữa hai bên có liên quan tới hàng rào thuế quan trong tương lai, trong đó Mỹ muốn giữ lại quyền áp thuế trong tương lai như là một “động lực” để đảm bảo thỏa thuận được triển khai.

Bà cho biết: “Trung Quốc cho biết họ không đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào cho phép Mỹ áp hàng rào thuế quan và sử dụng chúng như một cơ chế triển khai thỏa thuận”.

Theo Thornton, bà cảm thấy bất ngờ khi các cuộc đàm phán đổ vỡ ngay lập tức sau khi cả hai bên đang nuôi hy vọng tiến tới một thỏa thuận, đồng thời nói thêm căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khó có thể giải quyết trong tương lai gần.

Đà đàm phán đã được gầy dựng từ đầu tháng 5/2019 và cả hai đang muốn chấm dứt cuộc chiến thương mại – vốn đã bắt đầu từ ngày 06/07/2018.

Thế nhưng, mọi kỳ vọng đều đột ngột tan biến khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ vào ngày 10/05/2019, ngay khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vừa đặt chân tới Washington để tiếp tục đàm phán. Ông Trump cáo buộc Trung Quốc đã rút lại các cam kết trước đó.

Nguồn tin thân cận cho biết văn bản thỏa thuận thương mại – vốn lúc đầu được giữ trong nội bộ của một nhóm rất nhỏ ở Trung Quốc – được tiết lộ tới nhóm quan chức lớn hơn để trao đổi khoảng 2 tuần trước khi ông Trump cáo buộc Trung Quốc rút lại cam kết.

Nguồn tin này cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer từ chối giảm bớt các yêu cầu của Mỹ, có lẽ vì kỳ vọng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nhượng bộ, nhưng cả hai sẽ cần phải tìm cách để tạo ra một văn bản được cả hai bên đồng tình. Hai nhóm đàm phán vẫn chưa tiến gần tới một thỏa thuận trong suốt chuyến viếng thăm của ông Lưu tới Mỹ. Thay vào đó, ông đưa ra những khác biệt chính giữa hai bên, bao gồm việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan, lượng hàng hóa Mỹ mà Trung Quốc phải mua thêm và thỏa thuận thương mại phải cho thấy sự bình đẳng và giữ lại phẩm giá cho nhau.

Các quan chức Trung Quốc và viện nghiên cứu khác cho biết Trung Quốc không hề rút lại các cam kết và thay vào đó, đối với họ, một số yêu cầu của Mỹ thật khó để chấp nhận. Chẳng hạn, họ đề cập tới sự khó khăn trong việc mua thêm hàng hóa Mỹ khi Washington hạn chế xuất khẩu hàng công nghệ cao tới Trung Quốc.

Mỹ cũng đòi hỏi có một cơ chế xác minh về các lời hứa hẹn của Trung Quốc trong việc chấm dứt chuyển giao công nghệ bắt buộc – một điều mà Trung Quốc xem là xâm phạm chủ quyền của họ.

Một bài nhận định trên tờ People’s Daily cho biết, Trung Quốc muốn giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ, nhưng không cúi đầu trước áp lực từ Mỹ.

Trung Quốc đã yêu cầu văn bản thỏa thuận thương mại phải được người dân chấp nhận và sẽ không gây thiệt hại tới toàn vẹn quốc gia – một tín hiệu cho thấy họ lo ngại người dân sẽ phản ứng dữ dội khi Trung Quốc nhượng bộ Mỹ.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lạm Phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng yếu nhất kể từ tháng 2/2021, tạo tiền đề để Fed hạ lãi suất trong tuần tới.

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...

Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, thị trường liệu có sốc?

Một chuyên gia phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay 50 điểm cơ bản trong tuần tới mà không gây hoang mang cho thị...

Giới phân tích đánh giá kịch bản Fed cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm

Chuyên gia Stiglitz cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách sắp tới do “đã đi quá xa và quá nhanh” trong việc thắt chặt...

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98