Dừng dự án, nên thận trọng!

04/05/2019 10:00
04-05-2019 10:00:00+07:00

Dừng dự án, nên thận trọng!

Với Đà Nẵng, địa phương dẫn đầu kinh tế khu vực miền Trung, cần thể hiện tính chuyên nghiệp trong quy hoạch nói chung cũng như cách thu hút đầu tư.

Nhiều chuyên gia cho rằng Đà Nẵng cần thể hiện tính chuyên nghiệp trong quy hoạch nói chung cũng như cách thu hút đầu tư Ảnh: Nguyên Nga

Văn phòng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra, rà soát phản ánh về việc lấn sông Hàn làm một số dự án có nguy cơ tác động xấu, ảnh hưởng đến dòng chảy, cảnh quan bờ sông...

Đã duyệt quy hoạch, nay lại yêu cầu ngừng

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy TP.Đà Nẵng, UBND TP này đã có yêu cầu dừng thi công dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex) để kiểm tra rà soát hồ sơ pháp lý. Dự án này được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt sơ đồ ranh giới tại Quyết định 6652 ngày 28.8.2009, diện tích ban đầu hơn 17 ha, trong đó diện tích sử dụng phần đất liền hơn 10 ha, diện tích sử dụng phần mặt nước gần 7 ha, giao cho Tập đoàn VinaCapital nghiên cứu.

Đến năm 2011, TP đã phê duyệt quy hoạch lần đầu tại Quyết định 906. Sau đó, tập đoàn này chuyển nhượng cổ phần của Công ty TNHH bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai tiếp tục thực hiện qua nhiều lần điều chỉnh quy hoạch của UBND TP.Đà Nẵng.

KTS Ngô Viết Nam Sơn: Đà Nẵng như trái tim của miền Trung, việc điều chỉnh nếu cần thiết thì làm nhưng quan trọng không để ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và tạo tiền lệ không hay trong thu hút đầu tư sau này.

Theo thông cáo báo chí của Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng ngày 17.4 vừa qua, qua nhiều lần điều chỉnh, dự án được điều chỉnh quy hoạch theo hướng tốt hơn với tổng diện tích điều chỉnh giảm còn 11,7 ha, trong đó phần đất liền là 10,7 ha, diện tích phần mặt nước, cầu tàu giảm từ hơn 6 ha xuống còn 1 ha; tăng diện tích cây xanh từ hơn 7.000 m2 lên hơn 24.000 m2

“Dự án đã được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định 6039 vào ngày 27.10.2017”, thông cáo báo chí nêu rõ và cho biết, trước khi đồng ý cho nhà đầu tư xây dựng bờ kè và làm dự án, TP đã khảo sát điều kiện địa chất, nghiên cứu dòng chảy và lấy ý kiến các đơn vị liên quan.

Thế nhưng, trước phản ứng của dư luận, UBND TP.Đà Nẵng quyết định một lần nữa dừng dự án lại để rà soát hồ sơ pháp lý và tổ chức lấy ý kiến chuyên gia phản biện. Các dự án khác cũng rơi vào tình trạng đình trệ nghe ngóng không biết số phận mình thế nào.

Thực tế, toàn bộ tuyến kè chạy dài khoảng 6.000 m quanh lòng sông Hàn, từ cầu Rồng đến cầu Thuận Phước, nhà nước đã thi công khoảng 5.270/6.000 m với mục đích bảo vệ chống sạt lở lòng sông Hàn, an toàn cho hơn 500.000 người dân tại khu đô thị Mân Quang, khu dân cư làng cá Nại Hiên Đông đã được quy hoạch từ thời Pháp thuộc. Sau đó được Bộ NN-PTNT và các ban ngành liên quan thẩm định thiết kế, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.

Các doanh nghiệp (DN) chỉ làm nốt phần còn lại để hoàn thành theo thiết kế và quy hoạch đã phê duyệt từ năm 2008. "Các dự án đều đã được Bộ NN-PTNT, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan khoa học chuyên ngành, đánh giá dòng chảy, tác động môi trường xem xét, thẩm định; các cơ quan chuyên môn của UBND TP.Đà Nẵng cũng đã họp thẩm định các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi để duyệt các hồ sơ báo cáo thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi trình UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt. Giờ nếu dừng, vậy ai chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của DN", một DN đặt vấn đề.

Ảnh hưởng môi trường đầu tư

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Đà Nẵng từng tổ chức thi quy hoạch hai bờ sông Hàn. Nếu cần thiết phải thay đổi quy hoạch cho bài bản thì cũng nên làm. Tuy nhiên, KTS Ngô Viết Nam Sơn nhấn mạnh: Để người dân và các nhà khoa học đồng lòng với TP và DN, trước mắt, TP cần trưng đầy đủ đánh giá tác động môi trường cụ thể thế nào, nếu có cơ sở khoa học, công khai thông tin và hợp lý thì vì một đô thị phát triển, dư luận sẽ ủng hộ.

"Ngay cả việc có đánh giá tác động môi trường rồi nhưng cần điều chỉnh thế nào, điều kiện xử lý nước thải cho dự án ra sao để đảm bảo môi trường sống, cảnh quan thì cũng cần được đưa ra bàn thảo một cách khoa học và cầu thị. Chứ không thể cho làm, rồi bảo dừng một cách bất nhất được”, ông Sơn nhấn mạnh.

Một chuyên gia kinh tế nói thẳng, chính quyền đã mời gọi, duyệt quy hoạch và cấp phép thì nhà đầu tư mới dám triển khai dự án. Nên chính quyền phải chịu trách nhiệm về việc này. Còn nếu cứ cấp phép trước, phát hiện thấy sai, thu hồi là việc làm bất nhất và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung tại các địa phương. Đồng quan điểm, TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ nêu quan điểm: Theo quy định, các dự án phát triển liên quan đến cộng đồng đều phải được lấy ý kiến người dân, nhà khoa học, nhà kinh tế… thật nghiêm túc. Tuy nhiên, chính quyền nhiều nơi đã bỏ qua hoặc chỉ thực hiện qua loa, mang tính hình thức. Đặc biệt, với Đà Nẵng, địa phương dẫn đầu kinh tế khu vực miền Trung, cần thể hiện tính chuyên nghiệp trong quy hoạch nói chung cũng như cách thu hút đầu tư. Tuyệt đối tránh tính bất nhất, tạo ra tiền lệ xấu cho môi trường đầu tư. Khi dừng dự án để rà soát, chắc chắn quyền lợi của các DN sẽ bị ảnh hưởng… Thế nên, việc rà soát phải được thực hiện càng nhanh càng tốt, tránh kéo dài lâu gây thiệt hại cho DN.

"Có những ý kiến từ dư luận phản ánh đúng nhưng cũng có điều chưa đúng. Vì vậy trách nhiệm của chính quyền là phải công khai, rõ ràng và đảm bảo được lợi ích của cả nhà nước, DN và người dân. Chính quyền TP.Đà Nẵng nói riêng và các địa phương nói chung cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xem xét, cấp phép cho các dự án mới", ông Lịch nói.

LAM NGHI - AN YẾN

THANH NIÊN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Buộc doanh nghiệp phải công khai thông tin dự án BĐS, người mua bớt tù mù

Những điểm đáng chú ý trong Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) vừa được thông qua như doanh nghiệp phải công khai thông tin về bất động sản kinh doanh; chủ đầu tư...

Dòng tiền bị động trên thị trường bất động sản

Lãi suất dù đã giảm nhưng nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản vẫn không hấp thụ được vốn. Loại trừ các trường hợp không đủ điều kiện vay vốn thì vẫn có...

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm...

Hàng nghìn doanh nghiệp đang lao đao trong 'nước sôi lửa bỏng'

Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như hiện nay, những gì có thể làm được ngay thì nên làm ngay. Do đó, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 132 để coi như...

Doanh nghiệp bất động sản thưởng Tết thấp chưa từng có

Năm nay, thị trường bất động sản chìm sâu trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp không có doanh thu. Theo đó, thưởng Tết doanh nghiệp bất động sản được dự báo thấp chưa...

Quốc hội nhất trí thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Sáng ngày 28/11, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động...

Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Quốc hội tiến hành...

Lùi thông qua Luật Đất đai sửa đổi, thị trường bất động sản sẽ ra sao?

Chuyên gia, doanh nghiệp nhận định, Luật Đất đai rất quan trọng. Nếu làm vội, thông qua vội vã mà chưa đánh giá tác động thật chi tiết thì đưa luật mới vào chưa...

Đoàn giám sát của Quốc hội yêu cầu báo cáo về bất động sản

Đoàn Giám sát Quốc Hội vừa yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát...

Savills Việt Nam: Hoạt động M&A dự báo sẽ sôi động trong 2 năm tới

Lãnh đạo Savills Việt Nam cho biết bất chấp những thách thức trên toàn cầu, thị trường văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì tỷ lệ lấp đầy cao và tốc độ...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98