Fitch Ratings nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên tích cực

09/05/2019 20:33
09-05-2019 20:33:27+07:00

Fitch Ratings nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên tích cực

Mới đây, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa nâng triển vọng của Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”, đồng thời giữ nguyên xếp hạng Nhà phát hành nợ (IDR) dài hạn bằng ngoại tệ ở mức “BB”.

Sở dĩ, Fitch Ratings nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam là vì Việt Nam có sự cải thiện về quản lý kinh tế - vốn thể hiện rõ trong việc củng cố tấm đệm an toàn bên ngoài từ khoản thặng dư tài khoản vãng lai, sự suy giảm của mức nợ Chính phủ, tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát ổn định.

Với sự quyết tâm trong việc kìm chế nợ, Chính phủ Việt Nam cam đã thành công trong việc giảm nợ Chính phủ từ mức đỉnh 53% GDP (năm 2016) xuống khoảng 50.5% GDP trong 2018 và Fitch Ratings kỳ vọng con số này sẽ giảm thêm xuống mức quanh 46% vào năm 2020. Nợ công của Việt Nam cũng đang trên đà giảm và xuống mức 58% GDP vào cuối năm 2018, sau khi tiến gần tới mức trần 65% vào cuối năm 2016.

Góp phần làm giảm nợ công của Việt Nam là việc giảm bớt các khoản bảo lãnh của Chính phủ xuống mức 8% GDP vào cuối năm 2017, từ mức 9.1% tại cuối năm 2017. Ngoài ra, sự suy giảm nợ công còn xuất phát từ những khoản thu ổn định từ quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước, mức tăng trưởng GDP danh nghĩa cao và thâm hụt tài khóa thấp hơn. Nhịp độ chung của quá trình tư nhân hóa đã chậm đi, nhưng quá trình vẫn tiếp tục diễn ra, trong đó 28 doanh nghiệp Nhà nước đang trong quá trình tư nhân hóa, thấp hơn mức 69 công ty trong năm 2017.

Theo ước tính nợ và thâm hụt của Fitch – vốn phù hợp hơn với tiêu chuẩn kế toán của Thống kê Tài chính Chính phủ (GFS), thâm hụt ngân sách Việt Nam sẽ ở mức 3.6% GDP vào năm 2020, cao hơn so với mục tiêu 3.5% GDP của Chính phủ vào năm 2020, dựa trên kế hoạch ngân sách trung hạn trong giai đoạn 2016-2020.

Các cơ quan chức trách đang duy trì chính sách tập trung vào sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng GDP tăng lên mức 7.1% trong năm 2018, từ mức 6.8% trong năm 2017, còn lạm phát vẫn ổn định ở mức 3.5% - vẫn phù hợp với mục tiêu dưới 4% của Quốc hội. Tăng trưởng nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng như sự mở rộng của lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp.

Fitch Ratings dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại xuống mức 6.7% trong năm 2019, vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của Quốc hội là 6.6-6.8%. Tăng trưởng ở Việt Nam – vốn có độ mở thương mại cao – có khả năng bị tác động bởi đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung – một yếu tố sẽ đè nặng lên dòng chảy thương mại trong khu vực và cả tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trong số những quốc gia được đánh giá ở mức “BB”.

Dòng vốn FDI lớn đổ vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo định hướng xuất khẩu vẫn là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng chính. Khoản vốn FDI cam kết vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng lên mức 16.6 tỷ USD vào cuối năm 2018, từ mức 15.9 tỷ USD trong năm 2017. Fitch Ratings kỳ vọng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài vì có lợi thế chi phí thấp. Hơn nữa, có những bằng chứng cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể đẩy nhanh sự chuyển hướng thương mại và dịch chuyển hoạt động sản xuất, có thể là sang Việt Nam, từ đó mang lại lợi ích cho quốc gia này.

Xếp hạng của Việt Nam về chỉ số quản trị tổng hợp nằm ở vị trí 41, vẫn thấp hơn so với mức trung bình. Tuy nhiên, về Chỉ số Thuận lợi Kinh doanh, Việt Nam lại đứng ở bách phân vị thứ 64, trên mức trung bình hiện tại là 60.

Vũ Hạo (Theo Fitch Ratings)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam sẽ áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024

Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được áp dụng tại Việt Nam từ 1/1/2024. Dự kiến có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài thuộc diện chịu thuế với khoản thuế khoảng 14,600 tỷ...

11 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN ước đạt 549.1 ngàn tỷ đồng

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương nỗ lực tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (NSNN)...

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2023 thăng 3% so với tháng trước

Các doanh nghiệp sản xuất nỗ lực tìm kiếm đơn hàng để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm cũng như chuẩn bị hàng hóa phục vụ tiêu dùng dịp cuối năm nên...

Đến giữa tháng 11/2023, Việt Nam xuất siêu 24.44 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 24.44 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu...

ĐBQH: Cần ngăn chặn tình trạng lợi dụng đấu giá làm rối loạn thị trường đất đai hay 'đấu giá hộ'

Đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho rằng cần nghiêm cấm người tham giá đấu giá tài sản sử dụng nguồn vốn không minh bạch để tham gia đấu giá, để tình...

Việt Nam thu hút gần 29 tỷ USD vốn FDI  trong 11 tháng 2023

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 11 tháng, Việt Nam đã thu hút thêm gần 29 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...

Sắp thu phí không dừng xe ôtô ra vào tại 5 sân bay lớn nhất cả nước

Năm sân bay đông khách nhất cả nước sắp được triển khai hệ thống thu phí tự động ô tô ra vào khi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang lên kế hoạch chọn nhà...

Khai thác tốt đất hiếm, Việt Nam có thể thu 2 tỉ USD mỗi năm

Với trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai thế giới, nếu Việt Nam tận dụng nguồn tài nguyên vô giá một cách hiệu quả sẽ tạo động lực phát triển cho nền kinh tế.

Đất hiếm Việt Nam hấp dẫn thế giới ra sao?

Với trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai thế giới, nhiều tập đoàn đang muốn cùng Việt Nam khai thác nguồn khoáng sản quý giá này.

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 600 tỷ USD

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11/2023 đạt 587.68 tỷ USD, giảm 9%, tương ứng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98