Google tạm ngưng hoạt động với Huawei, người dùng Huawei không thể dùng với Gmail, YouTube

20/05/2019 10:17
20-05-2019 10:17:29+07:00

Google tạm ngưng hoạt động với Huawei, người dùng Huawei không thể dùng với Gmail, YouTube

Google – trực thuộc Tập đoàn Alphabet – đã tạm ngưng một số hoạt động với Huawei đòi hỏi phải chuyển giao phần cứng, phần mềm và dịch vụ kỹ thuật, ngoại trừ những dịch vụ có sẵn công khai thông qua giấy phép mã nguồn mở, dựa trên nguồn tin thân cận từ Reuters. Đây lại là một cú “tát” mạnh tới ông lớn công nghệ Trung Quốc mà chính quyền Mỹ muốn tìm cách đưa vào danh sách đen trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, những người sở hữu điện thoại thông minh Huawei với những ứng dụng của Google sẽ tiếp tục sử dụng và tải các phiên bản cập nhật từ Google, phát ngôn viên của Google cho biết.

“Chúng tôi tuân thủ theo sắc lệnh và xem xét lại các tác động từ sắc lệnh này”, vị phát ngôn viên cho biết. “Đối với những người sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Google Play và bảo vệ an ninh từ Google Play Protect sẽ tiếp tục hoạt động trên các thiết bị Huawei hiện có”. Thế nhưng, ông lại không đưa ra thêm thông tin chi tiết.

Việc tạm ngưng hoạt động này có thể cản trở mảng điện thoại thông minh của Huawei bên ngoài Trung Quốc khi ông lớn công nghệ này sẽ lập tức mất khả năng tiếp cận với các phiên bản cập nhật của hệ điều hành Android của Google. Các phiên bản tương lai của điện thoại thông minh Huawei chạy bằng hệ điều hành Android cũng sẽ mất khả năng tiếp cận với các dịch vụ phổ biến bao gồm Google Play Store, Gmail và YouTube.

“Huawei sẽ chỉ có khả năng sử dụng phiên bản công khai của Android và sẽ không thể tiếp cận tới những ứng dụng và dịch vụ độc quyền từ Google”, Reuters dẫn lại nguồn tin cho biết.

Trong ngày thứ Năm (16/05), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trước những mối đe dọa tới công nghệ Mỹ.

Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh ủy quyền cho Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross – có tham vấn với các quan chức hàng đầu khác – để ngăn chặn các giao dịch có liên quan tới công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông “tạo ra rủi ro không thể chấp nhận được tới an ninh quốc gia của nước Mỹ”.

Sau sắc lệnh trên, Bộ Thương mại Mỹ thông báo thêm Tập đoàn Huawei Technologies và các công ty con vào Danh sách Thực thể của Cục Công nghiệp và An ninh (BIS), khiến việc Huawei làm ăn với các công ty Mỹ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Trong ngày thứ Sáu (17/05), Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đang cân nhắc giảm bớt ràng buộc đối với Huawei với mục đích “ngăn chặn tình trạng gián đoạn của các mạng lưới và thiết bị hiện nay”. Vẫn chưa rõ là liệu khả năng tiếp cận tới phần mềm di động của Huawei có bị tác động hay không.

Động thái thêm vào danh sách đen của Chính phủ Mỹ sẽ tác động như thế nào tới Huawei thì vẫn còn chưa rõ. Các chuyên gia về chip điện tử cảm thấy hoài nghi về khả năng tiếp tục hoạt động của Huawei nếu không có sự giúp đỡ từ Mỹ.

Thông tin về những dịch vụ cụ thể bị tác động bởi lệnh tạm ngưng hoạt động của Google vẫn còn đang được bàn luận trong nội bộ của Google, dựa trên nguồn tin thân cận. Các luật sư của Huawei cũng đang nghiên cứu tác động của việc bị thêm vào danh sách đen, phát ngôn viên của Huawei cho biết trong ngày thứ Sáu (17/05).

Các ứng dụng phổ biến

Huawei sẽ tiếp tục có quyền tiếp cận tới phiên bản Android hiện tại đã có sẵn thông qua giấy phép nguồn mở, được biết tới là Dự án Nguồn Mở Android (AosP) – vốn miễn phí cho những ai muốn sử dụng. Có hơn 2.5 tỷ thiết bị Android đang hoạt động trên toàn cầu, theo Google.

Thế nhưng, Google sẽ ngưng cung cấp cho Huawei khả năng tiếp cận, hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác có liên quan tới các ứng dụng và dịch vụ độc quyền trong tương lai.

Huawei cho biết họ đã dành ra vài năm vừa qua để chuẩn bị một kế hoạch dự phòng bằng cách phát triển công nghệ của riêng họ trong trường hợp bị ngăn chặn sử dụng Android. Một phần của công nghệ này đã được sử dụng trong các sản phẩm được bán ở Trung Quốc, Huawei cho hay.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters trong tháng 3/2019, Eric Xu, vị Chủ tịch luân phiên của Huawei, đã cho biết: “Không quan trọng điều gì sẽ diễn ra, cộng đồng Android không có quyền pháp lý để chặn bất ký công ty nào tiếp cận tới giấy phép nguồn mở”.

Các ứng dụng Google phổ biến như mail, YouTube và trình duyệt Chrome – vốn có sẵn trên Play Store của Google – sẽ không còn xuất hiện trên các thiết bị tương lai của Huawei vì những thiết bị này không được bao gồm trong giấy phép nguồn mở và đòi hỏi phải có thỏa thuận thương mại với Google.

Thế nhưng, những người đã sở hữu thiết bị Huawei tại thời điểm này – vốn có thể tiếp cận tới Google Play Store – vẫn có khả năng tải những bản cập nhật ứng dụng từ Google. Những ứng dụng như Gmail được cập nhật thông qua Google Play Store, nhưng các phiên bản cập nhật hệ điều hành Android thì lại không. Những phiên bản cập nhật hệ điều hành thường được các nhà sản xuất điện thoại và mạng viễn thông xử lý và việc bị thêm vào danh sách đen sẽ ảnh hưởng tới việc cập nhật hệ điều hành.

Tác động được cho là khá nhỏ ở thị trường Trung Quốc. Phần lớn ứng dụng di động từ Google bị cấm ở Trung Quốc và người dùng sử dụng các ứng dụng thay thế từ các công ty trong nước như Tencent và Baidu.

Mảng kinh doanh ở châu Âu của Huawei – thị trường lớn thứ hai của công ty – có thể bị tác động mạnh.

“Có những ứng dụng trên là vô cùng quan trọng đối với các nhà sản xuất điện thoại thông minh để có thể cạnh tranh ở các khu vực như châu Âu”, Geoff Blaber, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại CCS Insight, cho hay.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98