HPG có còn là cổ phiếu đầu tư giá trị?

16/05/2019 10:55
16-05-2019 10:55:57+07:00

HPG có còn là cổ phiếu đầu tư giá trị?

Sau cú sụt giảm đầy bất ngờ trong năm 2018, nhiều nhà đầu tư đã tự hỏi HPG có còn là một cổ phiếu điển hình cho đầu tư giá trị? Hãy cùng phân tích kỹ lưỡng để tìm ra câu trả lời.

Triển vọng ngành thép

Năm 2018 là năm đầy khởi sắc của ngành thép khi sản lượng bán hàng, sản xuất cũng như xuất khẩu đều tăng trưởng hơn so với năm trước. Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam - VSA, sản lượng thép sản xuất trong năm 2018 đạt 24.2 triệu tấn, tăng trưởng 14.9% YoY.

Năm 2019 được giới chuyên gia dự báo sẽ là một năm đầy thử thách đối với các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động khó lường, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa có hồi kết, tình trạng cung vượt cầu… Tuy nhiên, VSA vẫn cho rằng ngành thép có thể tăng trưởng gần 10%.

Sự cạnh tranh trong ngành này là khá gay gắt. Tuy nhiên, thị phần đã được phân chia khá rõ nét và khó có thể thay đổi lớn trong tương lai gần. Với mặt hàng thép xây dựng thì HPG đang dẫn đầu về thị phần. Các đối thủ bám đuổi phía sau là “bộ tứ” VNSteel, POM, Posco SS Vina, VinaKyoei.

Nguồn: VSA

Giá quặng sắt tăng mạnh

Một loạt các sự kiện làm gián đoạn nguồn cung tại Australia và Brazil đã làm giá quặng sắt (NYMEX: ITI1!) “nóng” trở lại.

Hiện tại, giá đã vượt đỉnh cũ tháng 03/2017 (tương đương vùng 85-90 USD/tấn). Vì vậy, xu hướng tăng của hàng hóa này đang được củng cố và khó có thể xuất hiện các đợt lao dốc mạnh bất ngờ (thrust down) trong thời gian tới.

Điều này dự kiến sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới biên lợi nhuận (profit margin) của các doanh nghiệp sản xuất thép nói chung và HPG nói riêng.

Nguồn: TradingView

Đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi

Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu (DER - Debt to Equity Ratio) của HPG liên tục tăng trong những năm qua. Dự kiến DER của HPG sẽ vượt mức 70% trong năm 2019.

Mặc dù DER chưa phải là mức quá cao nhưng nếu xu hướng tăng trưởng này vẫn tiếp diễn trong những năm tới thì nhà đầu tư cần thận trọng khi mà lãi suất cho vay vẫn đang trong xu hướng tăng trở lại.

Nguồn: VietstockFinance

Định giá cổ phiếu

Do HPG đang sở hữu vị trí dẫn đầu trong ngành thép ở Việt Nam nên không có so sánh tương đương từ các cổ phiếu đang giao dịch trên HOSE, HNX và UPCoM. Việc sử dụng các cổ phiếu nội địa làm mẫu so sánh ngang để định giá HPG sẽ không được hợp lý và toàn diện.

Người viết sử dụng các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới có mức vốn hóa thị trường gần bằng hoặc lớn hơn HPG để làm cơ sở tính giá trị hợp lý của cổ phiếu. Để đảm bảo tính phù hợp, các doanh nghiệp được chọn chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan…).

Mức P/E và EV/EBITDA trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành lần lượt là 8.65 và 6.53 lần. Như vậy, ta có mức định giá trên lý thuyết của HPG là 34,802.

Kết luận

HPG là một cổ phiếu đầu tư giá trị và vẫn còn sức hút lớn với cộng đồng nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc mua vào nếu giá tăng trên mức 35,000 sẽ không hợp lý và mang lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Mức giá mua vào được đề xuất là vùng 25,000-30,000 (chiết khấu 15%-30% so với mức định giá bên trên).

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 2)

Những tín hiệu khả quan ở các thị trường tiêu thụ đang mở ra kỳ vọng phục hồi kết quả kinh doanh cho VHC. Cùng với các kế hoạch mở rộng dự án đầu tư và nền tảng...

VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 1)

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) là doanh nghiệp dẫn đầu ngành cá tra về nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu. Sau một năm 2023 đầy biến động và thử thách, ngành xuất khẩu...

QNS - Tăng trưởng bền vững, bất chấp khó khăn (Kỳ 2)

CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) là doanh nghiệp có cấu trúc tài chính lành mạnh và duy trì chính sách trả cổ tức tiền mặt đều đặn, QNS là cổ phiếu đáng chú ý...

BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 2)

Với làn sóng FDI đổ vào Việt Nam kể từ đầu năm 2024, BCM liên tục phát triển mở rộng các dự án khu công nghiệp (KCN) để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của nhà...

QNS - Tăng trưởng bền vững, bất chấp khó khăn (Kỳ 1)

CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) là doanh nghiệp đứng đầu thị trường sữa đậu nành Việt Nam và là nhà sản xuất đường lớn thứ hai cả nước với mức tăng trưởng...

BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 1)

Với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là phát triển bất động sản khu công nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (HOSE: BCM) là một trong những công...

GDT - Sóng gió đã trôi qua (Kỳ 2)

CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT) có rủi ro tài chính ở mức thấp và giá cổ phiếu đang khá hấp dẫn so với kết quả từ mô hình định giá.

DHC - Tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn

Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre (DHC) là một "ông lớn" trong ngành sản xuất giấy công nghiệp tại Việt Nam. Khả năng tăng trưởng dài hạn với dự án xây dựng nhà máy...

GDT - Cửa sáng cho ngành gỗ năm 2024 (Kỳ 1)

Xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam nửa đầu năm 2024 đón nhận những tín hiệu tích cực khi các thị trường xuất khẩu chính đều tăng trưởng. Trong đó, CTCP Chế biến Gỗ Đức...

HPG - Vững vàng trước thử thách (Kỳ 2)

Giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) đang ở mức giá tương đối hấp dẫn so với kết quả của mô hình định giá. Đây sẽ là cơ hội mua tích lũy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98