IMF: Nhà nhập khẩu Mỹ gánh chịu gần như toàn bộ mức thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc

23/05/2019 21:30
23-05-2019 21:30:00+07:00

IMF: Nhà nhập khẩu Mỹ gánh chịu gần như toàn bộ mức thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc

Thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đang làm tổn thương một mục tiêu ngoài ý muốn khi các cuộc chiến tranh thương mại, nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy.

Nghiên cứu, được công bố hôm thứ Năm, cho biết doanh thu thuế thu được từ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc đã được các nhà nhập khẩu Mỹ gánh chịu gần như hoàn toàn.

Mỹ và Trung Quốc đã mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại trong hơn 1 năm. Trong khoảng thời gian đó, họ áp thuế bổ sung lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa lẫn nhau. Tuy nhiên, “gần như không có sự thay đổi trong giá biên giới (có loại trừ hàng rào thuế quan) của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và có sự tăng mạnh trong giá nhập khẩu (sau khi đã tính hàng rào thuế quan), khớp với độ lớn của hàng rào thuế quan”, nghiên cứu từ IMF cho thấy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định trong ngày 08/05 rằng việc áp thuế cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc “sẽ mang về cho kho bạc Mỹ” tới 100 tỷ USD mỗi năm. Thế nhưng, IMF cho biết thâm hụt thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn là gần như không thay đổi ngay cả khi có hàng rào thuế quan.

Ngoài ra, ông Trump cũng dọa nâng thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa chịu thuế. Theo IMF, điều này có thể gây tổn thương tới người tiêu dùng Mỹ khi các công ty này có khả năng truyền dẫn phần chi phí tăng thêm tới người tiêu dùng.

“Người tiêu dùng tại Mỹ và Trung Quốc chắc chắn là những người thua cuộc từ căng thẳng thương mại”, báo cáo của IMF cho biết, đồng thời cho biết thêm thuế quan cao hơn cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. “Mặc dù tác động đến tăng trưởng toàn cầu là tương đối khiêm tốn vào thời điểm này, nhưng động thái leo thang mới nhất có thể tác động mạnh tới tâm lý doanh nghiệp và thị trường tài chính, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và gây nguy cơ cho sự phục hồi của đà tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính phủ Mỹ lại đối diện nguy cơ đóng cửa do vấn đề ngân sách

Ngân sách chính phủ dự kiến hết hạn vào cuối tháng Chín và Quốc hội Mỹ sẽ cần một dự luật tạm thời được gọi là "nghị quyết tiếp tục" (CR) để giữ cho các hoạt động...

Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Mỹ

Chi phí đi vay thấp hơn đã thúc đẩy chỉ số đơn xin mua nhà do Hiệp hội Ngân hàng thế chấp của Mỹ theo dõi tăng 1,8%, lên mức cao nhất trong gần hai tháng.

Trump và Harris đấu khẩu nảy lửa về chính sách thương mại với Trung Quốc

Donald Trump và Kamala Harris đã tranh cãi gay gắt về chính sách Trung Quốc trong cuộc tranh luận Tổng thống do ABC News tổ chức vào sáng ngày 11/09 (giờ Việt Nam).

Lạm phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng yếu nhất kể từ tháng 2/2021, tạo tiền đề để Fed hạ lãi suất trong tuần tới.

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98