Jakarta chìm nhanh nhất thế giới, TP.HCM đứng thứ 3

04/05/2019 09:23
04-05-2019 09:23:32+07:00

Jakarta chìm nhanh nhất thế giới, TP.HCM đứng thứ 3

Việc Indonesia quyết định dời đô vì kẹt xe và ngập lụt nhắc nhở một thực tế rằng có hàng ngàn đô thị khác trên thế giới đang hoặc sắp chịu chung số phận trong tương lai gần.

Trong tương lai không xa, Jakarta sẽ trở thành một thành phố dưới nước - Ảnh: REUTERS

Đại đô thị Jakarta là thành phố lớn thứ hai thế giới, dân số lên đến 30 triệu người. Trong 30 năm qua, mực nước biển xung quanh Jakarta đã dâng lên 3m (bao gồm nước biển dâng và sự sụt lún), biến nó trở thành đô thị chìm nhanh nhất thế giới.

Tại nhiều khu vực trong thành phố, đất sụt lún với tốc độ kinh hoàng lên đến 10cm mỗi năm (tức 1m trong 10 năm). Tình trạng ngập nước không xa lạ gì với Jakarta nhưng những gì xấu nhất vẫn còn ở phía trước, theo cảnh báo của giới nghiên cứu.

Có 13 con sông chảy xuống từ các vùng núi của Indonesia xuyên qua Jakarta. Trong lúc thành phố chìm dần, người ta lại xây lên những bức tường cao dọc hai bên bờ để ngăn nước tràn vào thành phố.

Thực tế chúng khá là mong manh.

Quận Pluit của Jakarta nằm dưới mực nước biển. Sau trận lụt năm 2007 (ảnh trái), chính quyền phải dựng lên một bức tường ngăn nước (phải) - Ảnh: Research Gate

Jakarta có một số đặc thù riêng. Hầu hết nhà cửa trong thành phố không kết nối với hệ thống cấp nước, do đó người dân buộc phải dùng nước giếng. Khai thác nước ngầm ào ạt là nguyên nhân chủ yếu khiến đất lún.

Các đây 100 năm, thủ đô Tokyo của Nhật Bản cũng ở vào tình thế tương tự. Bơm nước ngầm khiến tốc độ chìm của thành phố còn nhanh hơn Jakarta bây giờ.

Sau Thế chiến thứ hai, chính quyền Tokyo quyết liệt cấm khai thác nước ngầm và thậm chí còn bơm thêm nước vào lòng đất. Kết quả rất thành công: Tokyo bây giờ không còn lún nữa.

Khu vực đông Jakarta trong trận lũ lịch sử năm 2007 - Ảnh: REUTERS

Trở lại Jakarta, chính phủ Indonesia nhấn mạnh dời đô không có nghĩa là Jakarta bị bỏ hoang, họ muốn biến nó thành trung tâm tài chính như New York ở Mỹ. Tuy nhiên, với một tâm trạng bi quan, thị trưởng Jakarta Anies Baswedan không cho rằng đó là giải pháp.

Trước hết, tình trạng kẹt xe ở Jakarta là do phương tiện cá nhân (chủ yếu ôtô) gây ra, không phải do vài chiếc xe của các bộ ngành chính phủ - ông Baswedan chỉ ra.

Thứ hai, dù có tính cách nào đi nữa, một thành phố chìm dưới nước không phải là tương lai dành cho bất cứ ai, cả người dân lẫn chính phủ. Dời thủ đô sẽ không giúp gì được cho những ai không có chỗ để đi.

Và trong khi chờ các giải pháp được triển khai, các chuyên gia cảnh báo bất cứ sự cố vỡ đê hoặc thiên tai lớn cũng có thể dẫn đến một thảm họa nhân đạo ở Jakarta như hồi năm 2007, thương vong có thể lên đến hàng trăm ngàn người.

TP.HCM nằm trong top 10 thành phố bị nước biển đe dọa

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và tổ chức, trong đó có Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), có khoảng 4.000 đô thị lớn ven biển (dân số trên 150.000 người) trên khắp thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng, trong đó 10 thành phố nguy cấp nhất bao gồm:

1. Jakarta, Indonesia

2. Manila, Philippines

3. TP.HCM, Việt Nam

4. New Orleans, Louisiana, Mỹ

5. Bangkok, Thái Lan

6. Osaka, Nhật Bản

7. Dhaka, Bangladesh

8. Thượng Hải, Trung Quốc

9. Venice, Ý

10. Alexandria, Ai Cập

PHÚC LONG

TUỔI TRẺ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường vật liệu xây dựng 'chết' theo bất động sản

Bộ Xây dựng cho biết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước đang gặp khó. Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm mạnh...

Các tập đoàn Pháp bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam

Các tập đoàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đặc biệt là nhắm đến những ngành năng lượng mới như năng lượng tái...

Cần Thơ: Nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư đối với Trung tâm đầu mối nông sản vùng ĐBSCL

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh...

Tăng trần giá vé máy bay nội địa từ ngày 01/03/2024 

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 34/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ngày 03/05/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành khung giá...

Lo tiền trả nợ, VEC đề xuất tăng phí 4 tuyến cao tốc từ đầu năm 2024

Các dự án đường cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vẫn chưa được tăng phí theo lộ trình được duyệt dẫn đến áp lực về phương án tài...

Hai tập đoàn điện gió hàng đầu thế giới sẽ rót hàng chục tỷ USD vào Việt Nam

Sáng ngày 03/12/2023, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Helms - Thành viên HĐQT Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP, Đan Mạch) và...

Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng 2023 đã vượt 600 tỷ USD

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương cho biết, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619.17 tỷ USD; xuất siêu 25.83 tỷ USD.

Thúc đẩy khoản vốn 5-7 tỷ USD của WB cho Việt Nam trong 3 năm tới

Chiều ngày 02/12, nhân dịp tham dự Hội nghị COP28 tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ajay Banga.

Sau thanh tra, huyện miền núi Quảng Nam gấp rút thu nộp gần 2,4 tỉ đồng

Sau khi thanh tra chỉ ra có 51/60 công trình sai phạm, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã tập trung khắc phục, thu nộp được 90% số tiền sai phạm.

Tập đoàn AES Hoa Kỳ sắp bán 51% cổ phần nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2

Ngày 30/11, Tập đoàn AES của Hoa Kỳ thông báo đã đạt được thỏa thuận với Se.ven Global Investments để bán 51% cổ phần tại nhà máy nhiệt điện BOT Mông Dương 2 tại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98