Không được lắp công tơ 2 chiều, điện mặt trời dư của nhiều hộ bị 'nuốt'

09/05/2019 21:39
09-05-2019 21:39:59+07:00

Không được lắp công tơ 2 chiều, điện mặt trời dư của nhiều hộ bị 'nuốt'

Trong khi chờ ngành điện tính toán lại biểu giá điện, nhiều hộ dân đã tìm cách tự cứu bằng cách lắp đặt hệ thống điện mặt trời, thế nhưng việc này cũng không phải đơn giản.

Đồng hồ điện hai chiều được lắp miễn phí tại nhà dân làm điện mặt trời ở TP.HCM. Ảnh: Hà Mai

Vấn đề chọn lựa sử dụng hệ thống điện mặt trời là nên dùng hệ thống điện độc lập hay điện hòa lưới. Nếu người tiêu dùng chọn cách hòa vào lưới điện nhà nước thì khi dùng quá công suất điện mặt trời sẽ có điện lưới bổ sung. Ngược lại, khi người dân dùng ít hơn công suất thì điện mặt trời sẽ trôi vào lưới, khi đó cần lắp thêm đồng hồ hai chiều để điện mặt trời trôi vào lưới thì đồng hồ sẽ chạy ngược, tính được phần điện thừa và có thể bán lại cho Nhà nước.

Theo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua - bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều (đồng hồ hai chiều).

Ngoài ra, Thông tư số 16/2017/TT-BCT của Bộ Công thương cũng có quy định: Công ty điện lực tỉnh phối hợp với nhà đầu tư lắp đặt công tơ hai chiều và ghi nhận sản lượng điện tiêu thụ và sản lượng điện mặt trời sản xuất hằng tháng. Chi phí đầu tư công tơ hai chiều do công ty điện lực tỉnh chịu trách nhiệm chi trả. Như vậy, người dân nếu tự lắp hệ thống điện mặt trời, xài dư sẽ được nhà nước thu mua lại qua đồng hồ hai chiều do công ty điện lực tại địa phương lắp đặt miễn phí.

Lượng điện mặt trời dư của dân “trôi” đi đâu?

Thế nhưng, phản ánh của nhiều người dân tại tỉnh An Giang và Bình Thuận đến Báo Thanh Niên cho thấy, các đơn vị điện lực địa phương không lắp đặt công tơ điện hai chiều cho họ, khiến lượng điện mặt trời dư của họ bị “trôi” mất. Một số hộ dân ở An Giang cho hay, gia đình bỏ chi phí 60 - 145 triệu đồng để trang bị hệ thống điện mặt trời, khi sử dụng còn thừa thì bị điện lưới “nuốt” do điện lực địa phương chưa chịu lắp đồng hồ hai chiều vì… chưa có, người dân hỏi, điện lực tại đây trả lời phải chờ.

Chính phủ khuyến khích người dân phát triển điện mặt trời. Ảnh: Hà Mai

Theo số liệu từ trang web Tổng công ty điện lực miền Nam (EVN SPC) thì tính đến 31.1.2019 đã có 740 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái tại 21 tỉnh, thành với tổng công suất 11.618 kWp. Riêng tại TP.HCM, số liệu từ Tổng công ty điện lực TP.HCM (EVN HCMC) cho biết hiện có 1.432 công trình điện mặt trời áp mái đã kết nối với điện lưới thành phố với tổng công suất 17,46 MWp.

Trong khi Chính phủ, Bộ Công thương và ngành điện có chủ trương khuyến khích phát triển điện mặt trời, hỗ trợ người dân tự phát triển hệ thống điện độc lập và thu mua lại lượng điện thừa bằng hình thức hỗ trợ gắn công tơ điện hai chiều. Thế nhưng, chủ trương này khi được đưa về các địa phương thì không đồng bộ, nơi gắn nơi không, tạo sự không sòng phẳng đối với người dân tự đầu tư hệ thống điện mặt trời. Trong khi hóa đơn tiền điện mỗi tháng gửi đến hộ dân vẫn tính đúng, tính đủ nếu xài quá công suất điện mặt trời, vậy vì sao khi điện lưới “nuốt” điện dư của dân thì ngành điện lại trì hoãn việc lắp đồng hồ hai chiều để đo đếm?

Gia An

Thanh Niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98