Kiểm tra giá điện thế nào?

07/05/2019 14:05
07-05-2019 14:05:12+07:00

Kiểm tra giá điện thế nào?

Phải làm rõ và công khai chi phí đầu vào của ngành điện để thuyết phục người dân

Sau khi Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính kiểm tra việc điều chỉnh giá bán điện lên 8.36% từ ngày 20-3, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; cơ quan thanh tra cho biết công tác kiểm tra sẽ được thực hiện từ ngày 6-5 và báo cáo kết quả trong tháng 6.

Công khai mọi chi phí

TS Bùi Đức Thụ - đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia - góp ý để công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao, đoàn kiểm tra cần kiên quyết yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải trình đầy đủ, cụ thể về các loại chi phí đầu vào như: chi phí sản xuất; vốn đầu tư; vật tư, nguyên liệu; lương, thưởng, chế độ cho người lao động… "Các chi phí này khi đưa ra phải chứng minh được tính hợp lý, tránh lợi dụng độc quyền để nâng chi phí, dẫn đến tăng giá bất lợi cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, chi phí lương, thưởng cho người lao động thì ngành nào cũng phải có, cũng phải thực hiện theo đúng lộ trình của Chính phủ nhưng thực tế, nhiều ý kiến phản ánh lương của lãnh đạo các tập đoàn độc quyền thường rất cao. Nếu xem xét thấy chưa hợp lý thì phải chấn chỉnh sớm" - TS Bùi Đức Thụ lưu ý.

Bày tỏ chia sẻ với ngành điện về áp lực vốn đầu tư quá lớn, nhất là trong bối cảnh Chính phủ ngừng bảo lãnh tín dụng cho EVN nên tập đoàn phải vay vốn thương mại lãi suất cao, song ông Thụ cũng cho rằng việc tính toán chi phí về vốn thực tế cũng phải làm rõ để phân bổ đưa vào giá điện một cách hợp lý.

"Một vấn đề khác cũng cần sự vào cuộc làm rõ của đoàn kiểm tra là chi phí thất thoát điện năng. Theo công bố của EVN, tổn thất điện năng đã giảm đáng kể, đạt gần đến mức cơ bản. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận nhưng điều này cần được chứng minh. Nếu không đạt chỉ tiêu thì trách nhiệm do quản lý yếu kém chiếm bao nhiêu phần trăm, cũng cần làm rõ" - ông Thụ nói thêm.

PGS-TS Nguyễn Minh Duệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học năng lượng thuộc Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nhấn mạnh cần kiểm tra giá thành sản xuất mỗi KWh điện của hệ thống, nhằm bảo đảm công bằng trước quyết định tăng giá điện; đồng thời, tránh được sự hoài nghi, thắc mắc của người dân.

Chú thích: Người dân đóng tiền điện tại Công ty Điện lực Sài Gòn. Nguồn ảnh: Hoàng Triều

Bên cạnh đó, theo PGS-TS Nguyễn Minh Duệ, ngành điện cần công khai các yếu tố giúp giảm chi phí. Chẳng hạn, một số nhà máy điện đã hết khấu hao như thủy điện Hòa Bình, Thác Mơ, Thác Bà; việc vận hành thị trường điện cạnh tranh… giúp giảm được bao nhiêu chi phí. "Phải công khai chi phí ở 2 chiều, không chỉ đưa ra chi phí sản xuất, lỗ tỉ giá để xin tăng giá mà cần nói rõ chi phí tiết kiệm để cân đối lại. Có như vậy mới thuyết phục được người tiêu dùng" - ông Duệ lưu ý.

Xem xét lại biểu giá bậc thang

Biểu giá điện là vấn đề khiến người dân và giới chuyên gia phản ứng dữ dội bởi nó trực tiếp "đội" tiền điện mỗi hộ phải trả lên rất lớn trong mùa nắng nóng. Mặc dù đa phần ủng hộ nguyên tắc tính giá lũy tiến song cần tổng kết và đánh giá lại tính hợp lý giữa các bậc để sửa đổi kịp thời.

TS Bùi Đức Thụ kiến nghị: "Chính phủ phải chỉ đạo bộ, ngành liên quan vào cuộc tổng kết, đánh giá mặt được, mặt tồn tại của cách tính giá điện bậc thang, hình thành phương án bậc thang giá điện mới, đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân".

Ông Thụ cũng phân tích bậc thang đầu tiên với mức sử dụng 50 KWh là cách ngành điện thực hiện chính sách đối với người nghèo, người thu nhập thấp. Do đó, giữ nguyên bậc thang này là cần thiết. Song, cũng cần tính đến yếu tố mức sống bình quân của người dân đã tăng, chuẩn nghèo cũng tăng theo để cân nhắc có nên tiếp tục duy trì bậc thang như hiện nay không, hay cần điều chỉnh giãn ra để phù hợp với mức tiêu dùng tối thiểu. "Khi chuẩn nghèo đã tăng lên thì các bậc giá điện cũng cần điều chỉnh theo. Giá điện tăng lên kéo theo thu nhập thực tế của người dân giảm xuống. Bởi vậy, mọi quyết định đều cần cân nhắc kỹ lưỡng" - vị đại biểu Quốc hội bày tỏ.

Thực tế, không phải Bộ Công Thương và ngành điện không lắng nghe ý kiến góp ý về biểu giá điện. Trả lời báo chí cuối tuần qua, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng thừa nhận khi nhu cầu điện sinh hoạt tăng cao, việc đưa ra biểu giá điện bậc thang mới là cần thiết. Vì thế, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất biểu giá điện mới nhằm giảm bù chéo giữa các hộ tiêu thụ, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. 

Bộ, ngành, EVN chuẩn bị gì cho kiểm tra?

Để chuẩn bị cho công tác kiểm tra về giá điện, trả lời báo chí, Phó Tổng TTCP Bùi Ngọc Lam cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn để kiểm tra theo đúng yêu cầu của Thủ tướng. Trong trường hợp cần thiết, sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia độc lập nhằm bảo đảm khách quan và kết quả được công khai trước dư luận.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 6-5, đại diện Bộ Tài chính cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Cục Quản lý giá thuộc bộ sẽ tham gia đoàn kiểm tra dưới sự chủ trì của TTCP và kế hoạch đã thống nhất giữa các bên liên quan. "Cục Quản lý giá sẽ cử và phân công cán bộ tham gia cùng đoàn kiểm tra" - đại diện Bộ Tài chính cho hay. Tuy vậy, hiện cơ quan quản lý ngành điện là Bộ Công Thương không lên tiếng thông tin về tình hình chuẩn bị cho cuộc kiểm tra giá điện, dù phóng viên đã nhiều lần liên hệ.

Về phía EVN, đại diện tập đoàn cho hay cơ quan này chưa nhận được văn bản chính thức về chương trình làm việc cụ thể của TTCP và đoàn công tác. "Tuy nhiên, tinh thần của ban lãnh đạo EVN và các đơn vị là sẽ phối hợp tích cực, cầu thị, giải trình đầy đủ theo yêu cầu của đoàn thanh tra" - đại diện EVN khẳng định.

M.Chiến - P.Nhung


Phương Nhung

Người lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ LĐTB&XH đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với 9 ngày liên tục

Theo phương án đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của Bộ LĐTB&XH, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục.

Xử lý nghiêm việc lợi dụng bão lũ để tăng giá hàng hóa nhằm trục lợi

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đề nghị bộ, ngành, địa phương tăng cường biện pháp quản lý, điều hành giá. Các đơn vị xử lý nghiêm hành vi lợi dụng...

Quảng Bình: Mất 260 triệu đồng sau khi nghe điện thoại của.... "cán bộ thuế"

Sau khi cung cấp thông tin cho người tự xưng là "cán bộ thuế", người đàn ông ở Quảng Bình đã mất 260 triệu đồng.

Giật mình giá rau, bí xanh đắt gấp đôi, thì là 250 ngàn đồng/kg dù nguồn cung bảo đảm

Giá rau tại các chợ dân sinh ở Hà Nội đang cao hơn gấp đôi so với trước bão số 3 dù các nguồn cung vẫn được bảo đảm. 10 ngàn đồng chỉ mua được 2 cọng hành lá và...

Nhu cầu mua thực phẩm tích trữ cao đột biến, siêu thị có khuyến cáo

Ngày 11-9, nhu cầu mua rau, thịt tại các siêu thị vẫn tăng cao đột biến, Bộ Công Thương và siêu thị khuyến cáo người dân không nên tích trữ quá mức cần thiết

Siêu thị tăng cường cung ứng hàng hóa, thực phẩm sau cơn bão số 3

Dù cũng chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 3 song các siêu thị đều nỗ lực chủ động làm việc với nhà cung cấp, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nguồn cung lương thực, đồ dùng...

Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh tăng lương phù hợp với từng thời kỳ

Cử tri kiến nghị có những chính sách riêng để hỗ trợ, góp phần nâng cao mức sống cho công nhân lao động trong thời gian tới. Trả lời, Bộ LĐ-TB&XH cho biết sẽ tiếp...

Cục QLTT TP.HCM nói gì về bánh trung thu khổng lồ giá rẻ đang gây sốt thị trường?

Cục QLTT TP.HCM cho biết sẽ đặc biệt chú ý tới công tác kiểm tra chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của loại bánh trung thu mochi chà bông trứng muối đang gây sốt thị...

Người lớn… diễn xuất ở mái ấm Hoa Hồng!

“Tôi có ước mơ xây dựng một mái ấm thật tiện nghi, hiện đại cho các bé. Tôi hay nói rằng sẽ biến khách sạn này thành mái ấm 5 sao. Các phòng trong khách sạn đã đầy...

Nhiều người ‘xếp hàng’ mua nho Nhật đắt nhất thế giới giá 12 triệu đồng/kg

Giữa thời điểm nho sữa “quý tộc” Trung Quốc giá rẻ bèo đổ bộ chợ, nhiều người vẫn "xếp hàng", đặt cọc để chờ mua một loại nho Nhật Bản được mệnh danh đắt nhất thế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98