Kinh doanh xăng dầu sướng nhất?

19/05/2019 10:02
19-05-2019 10:02:03+07:00

Kinh doanh xăng dầu sướng nhất?

Sau 3 lần tăng giá liên tiếp tổng cộng tăng 3.600 đồng/lít, hôm qua (17.5) giá xăng có đợt giảm đầu tiên tính từ giữa tháng 3 tới nay. Đáng nói là mức giảm thực sự "nhỏ giọt", chỉ từ khoảng 200 - 400 đồng/lít.

Các công ty xăng dầu đang hưởng lợi nhuận định mức 300 đồng/lít xăng dầu. Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Tất nhiên, liên Bộ Tài chính - Công thương đã kèm theo các giải thích về sự "nhỏ giọt", bài viết này cũng không nói về sự hợp lý hay không hợp lý của mức giảm mà chỉ đưa ra một vài thắc mắc liên quan đến việc kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.

Thiếu công bằng với khách hàng

Thứ nhất liên quan đến dự trữ xăng dầu bắt buộc. Dự trữ xăng dầu bắt buộc được quy định tại Điều 31 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối trên thị trường trong nước phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 30 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân 1 ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại; bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc. Quy định này áp dụng đến năm 2025.

Với nguồn dự trữ sẵn có 1 tháng, các công ty xăng dầu hoàn toàn có thể tính toán với giá nhập khẩu ở thời điểm hiện tại, hợp đồng mua xăng dầu kỳ hạn... để không tăng hoặc tăng ở mức thấp thay vì tăng vọt ngay khi giá xăng dầu thế giớivừa tăng. Chúng ta đều biết, xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, giá xăng tăng là giá cước tăng, hàng hóa tiêu dùng cũng sẽ tăng theo. Vì vậy, việc tính toán làm sao để có mức giá ít gây tác động nhất đến mặt bằng giá cả là điều cần thiết.

Thực tế các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với bài toán tăng giá hay không tăng giá khi giá nguyên vật liệu tăng. Vì thế, không chỉ xăng dầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tính toán nguồn hàng dự trữ. Thậm chí, đó còn là chiến lược sống còn của nhiều công ty. Dự báo tốt, có tầm nhìn để dự trữ nguyên vật liệu khi giá thấp sẽ giúp doanh nghiệp giữ được giá thành ổn định hoặc ít biến động khi thi trường nổi sóng, khách hàng của họ có lợi. Những doanh nghiệp không có nguồn dự trữ cũng phải nỗ lực cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu suất lao động để giữ giá, giữ khách. Tăng giá sẽ là giải pháp cuối cùng. Riêng xăng dầu thì ngược lại. Giá thế giới tăng là trong nước tăng. Nếu có tăng ít hơn thì cũng là "mỡ nó rán nó", trích quỹ bình ổn xăng dầu do người dân đóng góp chứ các công ty không cần nỗ lực, tính toán...Đó là lý do mỗi lần xăng dầu tăng giá hay giảm giá nhỏ giọt đều gây phẫn nộ cho dư luận.

Giảm nhập, tăng sử dụng xăng trong nước, sao vẫn tăng theo giá thế giới?

Thứ hai, theo Cục Hải quan TP.HCM, lần đầu tiên trong nhiều năm mặt hàng xăng không làm thủ tục nhập khẩu tại TP.HCM trong 4 tháng đầu năm. Lý do là các doanh nghiệp trong nước sử dụng xăng dầu sản xuất trong nước. Thực tế, tháng 3 - 4 là thời điểm giá xăng thế giới hiện cao hơn giá xăng trong nước nên các doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu là hoàn toán hợp lý. Tính chung cả nước trong 4 tháng đầu năm 2019, lượng xăng dầu nhập khẩu giảm 29,8% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 3,07 triệu tấn và kim ngạch cũng giảm 33,1%, đạt 1,89 tỉ USD.

Sở dĩ chúng ta giảm mạnh nhập khẩu xăng dầu vì các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn hiện đáp ứng được hơn 30% nhu xầu xăng dầu trong nước. Nên nhớ, mục tiêu Việt Nam xây dựng các nhà máy lọc dầu là đáp ứng nhu cầu xăng dầu nội địa, giảm và tiến tới không phải nhập khẩu để giá xăng dầu trong nước không chịu tác động của giá thế giới. Thế nhưng như nói trên, dù đã chủ động được 1/3 nguồn cung nhưng giá xăng bán ra cho người tiêu dùng thời gian qua vẫn liên tục tăng "theo giá thế giới".

Tất nhiên lượng xăng nhập chiếm tỷ lệ lớn nên đương nhiên giá trong nước vẫn phụ thuộc vào giá thế giới, nhưng cũng phải công khai tỷ lệ chủ động xăng dầu trong nước thực tế là bao nhiêu? Có thông tin là 30%, có thông tin chúng ta đã chủ động được 50%, vậy chính xác là bao nhiêu? Với tỷ lệ đó thì cơ cấu giá thay đổi thế nào? Có một số lý giải là do chúng ta vẫn phải nhập khẩu dầu thô về lọc nên giá xăng dầu sản xuất trong nước vẫn phải theo thị trường. Nên nhớ, chúng ta nhập nhưng cũng xuất khẩu dầu thô rất lớn? Vậy bài toán vừa xuất - vừa nhập khẩu dầu thô phải tính toán thế nào, cũng phải làm rõ để thấy được hiệu quả của cách điều hành, quản lý xăng dầu, mặt hàng thiết yếu hàng đầu hiện nay của các cơ quan có thẩm quyền.

Chứ lâu nay cứ "au-tu" giá xăng thế giới tăng thì giá trong nước nhảy vọt, giảm thì nhỏ giọt. Tăng - giảm gì thì các công ty kinh doanh xăng dầu vẫn đút túi khoản lợi nhuận định mức; vẫn kê cao gối ngủ dù giá nguyên liệu có biến động lớn - nhỏ đến đâu thay vì tính toán chi phí, hiệu quả để cạnh tranh giữ khách như tất cả các doanh nghiệp khác ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực.

Kinh doanh xăng dầu đúng là sướng nhất.

Mai Ka

Thanh Niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

OPEC và Saudi Arabia nỗ lực giành lại quyền kiểm soát thị phần dầu mỏ

Sự sụt giảm giá dầu kéo dài trong gần hai tháng đã giáng mạnh vào OPEC và nhà lãnh đạo trên thực tế của tổ chức này, Saudi Arabia, vốn đang cố gắng ngăn chặn đà sụt...

Nhập khẩu khoảng 26 triệu tấn than cho sản xuất điện 2024

Theo quyết định kế hoạch cho sản xuất điện năm 2024, chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than cần cung cấp hơn 74.3 triệu tấn than cho sản xuất điện, trong đó, lượng...

Bộ Công Thương đề xuất Bộ Tài chính quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia

Bộ Công Thương đang quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia nhưng đề xuất chuyển nhiệm vụ này cho Bộ Tài chính để thống nhất đầu mối quản lý dự trữ các mặt hàng thiết yếu.

Bộ Công Thương: Xây dựng giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận than về Việt Nam

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu TKV và Tổng Công ty Đông Bắc phối hợp với các đơn vị đề xuất cơ chế đặc thù cho nhập khẩu than, nhất là nhập khẩu than từ Lào theo...

Vàng thế giới sụt hơn 1% về sát mốc 2,000 USD

Giá vàng thế giới rút lui xuống dưới 2,000 USD/oz trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu do đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng mạnh sau khi các nhà giao dịch...

Dầu WTI tăng gần 3%

Giá dầu phục hồi trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu nhưng vẫn ghi nhận 7 tuần sụt giảm liên tiếp do nỗi lo nhu cầu đè nặng lên giá.

Dầu WTI duy trì dưới 70 USD/thùng khi tâm lý bi quan tiếp diễn

Giá dầu giảm phiên thứ 6 liên tiếp trong ngày thứ Năm do tâm lý bi quan kéo dài về nền kinh tế Trung Quốc và sản lượng tăng chóng mặt tại Mỹ.

Giá xăng dầu cùng giảm từ 15h ngày 7/12

Mỗi lít xăng giảm 500-670 đồng, các mặt hàng dầu cũng hạ thêm 190-470 đồng, từ 15h hôm nay.

Dầu WTI rớt mốc 70 USD/thùng xuống thấp nhất từ tháng 6

Giá dầu thô tại Mỹ lao dốc 4% trong ngày thứ Tư và đóng cửa tại mức thấp nhất kể từ cuối tháng 6 với giá xăng bán lẻ chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1, ngay trước...

Dầu giảm 4 phiên liên tiếp xuống đáy gần 5 tháng

Giá dầu rớt xuống mức thấp nhất gần 5 tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba. Đồng USD mạnh hơn và lo ngại về nhu cầu đã khiến thị trường giảm phiên thứ tư liên...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98