Kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng chậm lại

06/05/2019 13:13
06-05-2019 13:13:46+07:00

Kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng chậm lại

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang chiếm 45% GDP của cả nước nhưng đã có dấu hiệu "đuối sức"...

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang và Tp.HCM.

Dù vẫn đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ của cả nước nhưng đến nay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã bộc lộ nhiều dấu hiệu "đuối sức".

Có thể thấy, việc phân chia thành từng vùng kinh tế để đầu tư và phát triển đã phát huy vai trò. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang chiếm 45% GDP của cả nước, đóng góp trên 42% tổng thu ngân sách của cả nước, trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam diễn ra sáng 6/5 tại Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, khái niệm vùng kinh tế trọng điểm được hình thành từ năm 1997 với mục tiêu tạo ra những tam giác phát triển của cả nước, đặc biệt là tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Cả nước có 4 vùng với 24 tỉnh chiếm 89% GDP cả nước, riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng duy nhất của cả nước hội tụ đủ các lợi thế để công nghiệp dịch vụ phát triển nhanh nhất của cả nước. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là trung tâm dịch vụ logistics đồng bộ hơn so với các vùng khác.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang và Tp.HCM. Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy khu vực này hội tụ và phát triển đầy đủ về công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Trong đó, Tp.HCM hiện là trung tâm kinh tế lớn, liên kết các tỉnh khác, tạo nên vùng công nghiệp rộng lớn.

Trong 12 năm qua, các vùng đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Cũng trong cuộc đua phát triển, qua thời gian có vùng vượt lên, có vùng bộc lộ những điểm hạn chế được dự báo sẽ tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng. Bởi vậy, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, những khó khăn mà vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang gặp phải nếu không tháo gỡ kịp thời sẽ trở thành điểm ngẽn trong thời gian tới.

Hiện tại, dù vẫn là đầu tàu của nền kinh tế nhưng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang có xu hướng chậm lại. Nếu trước 2015, tăng trưởng bình quân cao gấp 1,5 lần so với tăng trưởng chung của cả nước, thì từ 2016-2018, tăng trưởng của vùng này chỉ đạt 6,6% - ngang với tăng trưởng của cả nước. Kết quả này không đạt chỉ tiêu tăng trưởng từ 8,5-9%/năm mà Quyết định 252/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ngày 13/2/2014 đã đề ra.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỷ trọng hai ngành mũi nhọn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giảm dần trong mấy năm gần đây. Cụ thể, năm 2016, ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 57,63%, đến năm 2018 còn 57,11%; ngành dịch vụ từ 49%/năm giảm còn 46,12%.

Sản xuất công nghiệp không có thêm sản phẩm mới với hàm lượng chất xám, kỹ thuật cao hay hàm lượng giá trị gia tăng cao, để tạo động lực cho tăng trưởng của vùng. Trong 35 sản phẩm chủ yếu của vùng, có đến 28 sản phẩm truyền thống như may mặc, giày dép, thức ăn gia súc, bộ giặt, bánh kẹo, thuốc lá, ván ép, hạt nhựa, bao túi, sợi vải, … với giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ gia công cao.

Các sản phẩm cao cấp có công nghệ cao, giá trị gia tăng cao như bản vi mạch điện tử, điện thoại di động, camera, ô tô, dược phẩm, phần mềm,… còn chiếm tỷ lệ thấp so với cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Xuất khẩu của vùng cũng giảm. Năm 2018, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 199,4 tỷ USD, không đóng góp trong thặng dư cán cân thương mại chung, ngược lại nhập siêu 0,2 tỷ USD.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá về sự nỗ lực rất lớn của các tỉnh, thành trong vùng. Năm 2018, các tỉnh vùng kinh tế phía Nam đã hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ dù vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay, dịch bệnh xuất hiện, giá xăng dầu tăng cao trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam. Từ đó, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng.

Dù khó khăn nhưng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải tiếp tục là đầu tàu của cả nước, Thủ tướng nhấn mạnh. Năm 2019, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải xác định là năm bứt phá, hoàn thành nhiệm vụ 2019-2020 trong bối cảnh khó khăn đang diễn biến trên toàn cầu để đạt mục tiêu tăng trưởng cả giai đoạn.

Các tỉnh, thành và Bộ ngành cần tiếp tục nghiên cứu những thể chế, cơ chế nào để hoạt động điều phối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có điều kiện phát triển tốt hơn? Trong bối cảnh thị trường hội nhập sâu rộng, yếu tố liên kết đóng vai trò chủ chốt, các tỉnh, thành cần bám sát để hoạt động. Giờ đây, tính liên kết cần phải được đưa thành chủ trương rõ ràng.

ÁI VÂN

VNECONOMY





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương...

Tăng cường công tác điều tiết hồ chứa thủy điện để giảm thiểu lũ về hạ lưu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các...

Thủ tướng: Nghiên cứu mở rộng cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển

Chiều 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số nội dung. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ...

Vốn đầu tư công chậm và câu chuyện tiền thừa chưa tiêu

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong việc duy trì chính sách tài khóa mở rộng, lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn tăng trưởng chậm chạp và chưa đạt...

Xuất siêu tăng vọt trong tháng 8 – Thời gian tới sẽ ra sao?

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục mới, nhưng liệu thành tích xuất siêu trong tháng 8 vừa qua sẽ lặp lại trong những tháng kế tiếp? Và yếu tố nào có...

Kinh tế Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, bầu cử Tổng thống Mỹ có thay đổi điều đó? 

Nền kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Mặc dù vậy, sự thúc đẩy mà kinh tế Việt Nam đang nhận được từ nền kinh tế...

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì...

Kinh tế số không thể thiếu tài sản số

Tài sản số đang dần trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế số, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Việt Nam đang trên đường xây dựng một khung...

Thủ tướng chỉ đạo các địa phương xuất cấp gạo dự trữ sau bão số 3

Sáng 08/09, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98