Món tôm hùm đất vẫn trên thực đơn của nhà hàng Hà Nội, Sài Gòn

23/05/2019 06:41
23-05-2019 06:41:53+07:00

Món tôm hùm đất vẫn trên thực đơn của nhà hàng Hà Nội, Sài Gòn

Tin rằng chỉ bị cấm bán tôm hùm đất sống còn loại cấp đông không ảnh hưởng, nhiều nhà hàng lớn vẫn đưa món này vào thực đơn.

Việc kinh doanh, tiêu thụ tôm hùm đất được xác định là vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản. Do đó, mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã gửi công văn hoả tốc yêu cầu kiểm tra hệ thống siêu thị, cửa hàng thủy sản, nhà hàng, khách sạn tại các thành phố lớn để xử lý nghiêm nếu phát hiện việc tiêu thụ tôm hùm đất.

Tuy nhiên, sau thông báo này, khảo sát của VnExpress ngày 22/5 cho thấy, nhiều nhà hàng lớn và các tiểu thương online tại Hà Nội, TP HCM vẫn bán món tôm hùm đất (crawfish) trên thực đơn.

Quản lý một nhà hàng hải sản tại Long Biên (Hà Nội) đang bán món ăn này cho biết, họ nhập tôm hùm đất từ Trung Quốc qua một đơn vị khác nhưng có đầy đủ chứng từ nhập khẩu, kiểm dịch, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Món tôm hùm đất vẫn nằm trong thực đơn của nhiều nhà hàng lớn tại Hà Nội. Ảnh: Nhà hàng

Hiện các món crawfish được nhà hàng bán với giá 250.000-300.000 đồng một suất khoảng 300 gram. Quản lý tại đây cũng nói chưa thấy bị ảnh hưởng bởi thông tin kiểm soát mặt hàng này.

"Mối hàng của chúng tôi nói cứ yên tâm bởi cơ quan quản lý chỉ kiểm tra các loại tôm hùm đất còn sống, còn loại chúng tôi đang kinh doanh là cấp đông và nhập khẩu về", anh nói.

Không chỉ vậy, tôm hùm đất kích thước lớn vẫn đang được rao bán trên một số kênh online. Chị Hoa - chủ một mối buôn tại Đống Đa (Hà Nội) giới thiệu đang có loại tôm cấp đông lạnh giá 290.000 mỗi kg khoảng 30 con. Hôm 22/5, chị vẫn cung ứng khoảng 50 kg hàng cho các đối tác chủ yếu là nhà hàng.

"Chúng tôi nhập khẩu, sau đó đổ buôn vào các nhà hàng, có đầy đủ hóa đơn VAT, kiểm dịch, vệ sinh thực phẩm, và chứng từ nhập khẩu", chị Hoa, chủ một mối buôn giới thiệu. Chị cho biết, hai ngày nay cũng nhận được cảnh báo về việc có thể lượng hàng được nhập khẩu giảm do bị kiểm tra gắt gao hơn. Nhưng chị vẫn cho rằng "nhà chức trách chỉ siết với tôm hùm đất còn sống".

Vẫn nhận đơn đặt hàng liên tục, cửa hàng kinh doanh hải sản trên đường Lê Quý Đôn (Quận 3, TP HCM) đang bán một kg crawfish với giá 699.000 đồng. Quản lý tại đây cũng khẳng định có giấy tờ nhập khẩu đầy đủ.

Chưng ra giấy tờ nhập khẩu, chủ nhà hàng về hải sản ở quận 10 cho biết, trước khi chưa có lệnh cấm, tôm càng đỏ rất hút khách. Để không gây nguy hại cho môi trường và vi phạm quy định, cửa hàng chỉ nhập khẩu hàng đông lạnh về bán nên chị vẫn khá yên tâm.

Chị Dung, một mối khác chuyên bán tôm hùm đất online, cho biết khách vẫn đặt mua món này đều đặn. Theo chị, hàng được nhập từ Vũng Tàu, có đầy đủ giấy tờ và thay vì nhập tôm còn sống, chị hấp lên cấp đông mới vận chuyển về TP HCM.

Tôm càng đỏ bị thu giữ ở Lào Cai. Ảnh: Trung Dũng.

Hiện ở Việt Nam, duy nhất Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản I được cấp phép nhập loài tôm này về nghiên cứu. Chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Quang Huy, Phó viện trưởng tại đây cho biết, nhà hàng, quán ăn nhập tôm hùm đất đông lạnh về chế biến vẫn phải chứng minh được xuất xứ nguồn gốc và phải được hải quan và Cục Thú y Việt Nam cho phép. Ngược lại, những đơn vị nhập lậu theo đường tiểu ngạch, không được kiểm định thì vẫn bị xử phạt theo quy định dù tôm hùm đất còn sống hay đã chết.

Tôm hùm đất là nhóm sinh vật ngoại lai, không có giá trị kinh tế cao và còn phá hoại mùa màng. Chúng hay đào hang, làm hỏng đê điều. Vì là giống ăn tạp, nên tôm hùm đất có khả năng thích nghi tốt với môi trường, dẫn tới có thể phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng. Từ năm 2013, loài tôm này được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, cấm phát triển.

Cách đây 2 năm, ở tỉnh Đồng Tháp, một Việt kiều đưa tôm càng đỏ về làm du lịch, nhờ nông dân địa phương đưa vào nuôi khu vực quy mô 2 ha nhưng sau đó chúng tràn ra phá hết, tiêu diệt cả những con cá to bằng ngón tay. Sự việc sau đó đã được ngăn chặn nhưng gần đây, tôm càng đỏ xuất hiện trở lại dưới dạng thương mại và được nhập ồ ạt vào Việt Nam với số lượng tăng mạnh.

Song Hà

VNExpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hơn 2 tỉ USD xuất khẩu sầu riêng đến từ đâu?

Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo sầu riêng xuất khẩu năm nay có thể mang về 2,5 tỉ USD do 2 tháng cuối năm là thời điểm trái vụ.

Thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Ngày 28/11, Bộ Nội vụ ra quyết định cho phép thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Mỹ mua cà phê Việt Nam với giá cao kỷ lục

Tháng 10 vừa qua, Mỹ mua cà phê Việt Nam với mức giá cao kỷ lục 3.586 USD/tấn, tăng 45,1% so với tháng 10 năm ngoái.

Việt Nam cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu tới 100 quốc gia

Theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Việt Nam là nước cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất...

VASEP: Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc vẫn khả quan trong 2 tháng cuối năm nay

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn số liệu từ Hải quan Việt Nam cho biết, tính tới tháng 10/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 2.8 tỷ USD...

Tôm hùm bông 2000 tỷ khó xuất sang Trung Quốc: Người nuôi kêu cứu khẩn cấp

Tôm hùm bông cho doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng một năm. Thế nhưng, người nuôi đang điêu đứng, kêu cứu khẩn cấp do xuất khẩu sang Trung Quốc ách tắc, vùng nuôi...

Giá gạo Việt lập đỉnh mới, nguồn cung toàn cầu giảm mạnh

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, thiết lập đỉnh mới 663 USD/tấn. Nguồn cung gạo toàn cầu năm sau được dự báo giảm mạnh 3,6 triệu tấn so với niên...

Khách ‘sộp’ Trung Quốc ồ ạt gom mua, xuất khẩu rau quả cao kỷ lục 5 tỷ USD

Đến giữa tháng 11, xuất khẩu rau quả của nước ta lập kỷ lục lịch sử khi thu về 5 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc là khách hàng gom mua nhiều loại rau quả Việt nhất.

Xuất khẩu ách tắc, người nuôi tôm hùm lao đao

Giá tôm hùm bông liên tục giảm mạnh trong mấy tháng trở lại đây khiến người nuôi đứng ngồi không yên. Nguyên nhân là phía Trung Quốc thay đổi quy định mới về vấn đề...

Khủng hoảng khan hiếm đường - thêm một mối lo ngại lớn của thế giới

Theo Nhà Kinh tế học Amrouk của FAO, đối với một số nước, việc nhập khẩu đường đắt hơn sẽ tiêu tốn ngoại tệ dự trữ như USD và euro, vốn cần thiết để thanh toán cho...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98