Morgan Stanley: Áp thêm thuế sẽ đẩy Mỹ vào suy thoái

14/05/2019 14:24
14-05-2019 14:24:40+07:00

Morgan Stanley: Áp thêm thuế sẽ đẩy Mỹ vào suy thoái

Nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cứ tiếp tục leo thang, Michael Wilson, Chiến lược gia cổ phiếu Mỹ của Morgan Stanley, cho biết trong ngày thứ Hai (13/05).

Michael Wilson, Chiến lược gia cổ phiếu Mỹ của Morgan Stanley

Ông Wilson nói với các khách hàng rằng việc Mỹ áp thuế cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ trở thành một “cơn gió ngược” đối với lợi nhuận doanh nghiệp khi các công ty khó lòng bù đắp cho tác động tiêu cực của các hàng rào thuế quan tới lợi nhuận của họ.

Nếu Mỹ áp hàng rào thuế quan lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, hậu quả có thể rất thảm khốc, ông Wilson cho hay. Ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng trong ngày thứ Hai (13/05) rằng ông vẫn chưa ra quyết định về việc có áp thuế quan lên thêm 325 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hay không.

Mới đây, Văn phòng của Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tiết lộ danh sách 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có thể bị áp thuế.

USTR phác thảo hàng rào thuế quan tiềm năng với mức thuế lên tới 25% đối với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Ủy ban sẽ tổ chức lắng nghe công chúng trong ngày 17/06/2019 và dành 1 tuần sau đó để nhận các bình luận. Nói cách khác, Mỹ có thể đưa ra động thái áp thuế sớm nhất là vào ngày 24/06. Điều này mang lại cho Nhà Trắng khoảng thời gian cho tới hội nghị thượng đỉnh G20 để quyết định có áp thuế hay không.

USTR tiết lộ danh sách các mặt hàng Trung Quốc có thể bị áp thuế. Được công bố trên trang web của USTR, danh sách các sản phẩm mới bao gồm “gần như tất cả các hàng hóa hiện chưa nằm trong các vòng áp hàng rào thuế quan trước đây”, từ sữa và các sản phẩm từ động vật cho tới thép và nhôm.

Danh sách hàng hóa đề xuất loại trừ dược phảm, một số hàng hóa y tế, nguyên vật liệu đất hiếm và các khoáng chất quan trọng. Bất kỳ sản phẩm nào được miễn thuế trong các vòng áp thuế quan trước đây “sẽ không bị ảnh hưởng”, USTR cho biết.

“Xét tới các áp lực chi phí khác và lạm phát yếu ớt, chúng tôi không tin rằng các công ty sẽ có thể bù đắp hoàn toàn cho những chi phí từ hàng rào thuế quan bằng cách nâng giá hoặc cắt giảm chi phí. Nói cách khác, hàng rào thuế quan sẽ gây áp lực lên biên lợi nhuận”, Wilson cho biết. “Trong trường hợp Mỹ áp thêm thuế 25% lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu tới Mỹ, chúng tôi nghĩ rằng điều này có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái khi xét tới vấn đề chi phí mà các công ty đang phải đối mặt”.

Báo cáo của ông Wilson được đưa ra vào cùng ngày mà Bắc Kinh nâng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Hàng rào thuế quan của Trung Quốc nhắm chủ yếu tới các nông sản Mỹ, như thịt bò và đậu phộng.

Chỉ số S&P 500 và Dow Jones ghi nhận phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ ngày 03/01/2019, còn Nasdaq Composite ghi nhận phiên lao dốc mạnh nhất trong năm 2019.

Trung Quốc đưa ra động thái nâng thuế để đáp trả lại việc Mỹ nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25% trong tuần trước. Đợt nâng thuế của Mỹ đã làm thay đổi những kỳ vọng về thương mại của nhà đầu tư toàn cầu. Trước đó, nhà đầu tư phần lớn đều hy vọng hai bên sẽ tiến tới một thỏa thuận và loại bỏ các hàng rào thuế quan. Và trước đó, cả hai quốc gia đều báo hiệu họ đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại.

Trên mạng xã hội Twitter, ông Trump viết rằng: “Tôi nói thẳng với Chủ tịch Tập Cận Bình và nhiều người bạn khác của tôi ở Trung Quốc rằng Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại rất nặng nề nếu các ông không đi đến một thỏa thuận, vì các công ty ở Trung Quốc sẽ buộc phải chuyển đến các quốc gia khác. Quá đắt đỏ để mua hàng hóa từ Trung Quốc. Các ông đã có một thỏa thuận tuyệt vời, gần hoàn tất rồi, và các ông lại quay lưng!".

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...

Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, thị trường liệu có sốc?

Một chuyên gia phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay 50 điểm cơ bản trong tuần tới mà không gây hoang mang cho thị...

Giới phân tích đánh giá kịch bản Fed cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm

Chuyên gia Stiglitz cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách sắp tới do “đã đi quá xa và quá nhanh” trong việc thắt chặt...

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...

Bóng ma giảm phát đeo bám Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng trước, góp phần cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc thúc...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98