MSC: Cuộc tháo chạy khỏi thương hiệu Arirang và rời sàn chứng khoán

07/05/2019 09:58
07-05-2019 09:58:46+07:00

MSC: Cuộc tháo chạy khỏi thương hiệu Arirang và rời sàn chứng khoán

Ngày 22/05 tới, CTCP Dịch vụ Phú Nhuận (HNX: MSC) sẽ tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019 để bàn về loạt vấn đề trọng yếu trong hoạt động của Công ty trong bối cảnh thua lỗ nặng nề năm 2018. Trong đó có vấn đề quan trọng là rời sàn chứng khoán và đầu tư vào đại lý ô tô.

 

Năm 2018, mặc dù MSC thực hiện được 928 tỷ đồng tổng doanh thu nhưng do kinh doanh dưới giá vốn nên lỗ ròng 164 tỷ đồng. Đặc biệt là tình trạng tồn kho hàng điện tử giá trị cao do hàng hóa đã lạc hậu, không còn phù hợp với nhu cầu thị trường (tới 175 tỷ đồng). Thêm vào đó, công nợ khó đòi ngày càng tăng tới 65 tỷ đồng.

Chưa kể, báo cáo kiểm toán 2018 của MSC, đơn vị kiểm toán còn có ý kiến ngoại trừ rằng không thu thập được đầy đủ bằng chứng phù hợp cho khoản trích lập dự phòng hàng tồn kho với giá trị 38 tỷ đồng.

Tình hình tài chính của MSC thời gian qua

Theo MSC, ngành kinh doanh điện tử và hàng tiêu dùng có doanh số tiêu thụ sụt giảm nhiều nhất trong năm qua. Trong đó ngành hàng điện tử quá lỗi thời nên không hiệu quả; còn hàng nông sản như cà phê nhân và hồ tiêu liên tục biến động và khả năng dự báo thị trường không tốt, khiến thua lỗ do giảm giá.

Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng và màn hình quảng cáo điện tử vẫn duy trì ổn định, đem lại nguồn thu đáng kể cho Công ty; cao ốc 131 Trần Huy Liệu đã dành ưu tiên mặt bằng cho thuê. Hoạt động đầu tư vốn vào các Công ty trong năm qua vẫn tiếp tục gặp khó khăn, hầu hết các công ty liên doanh liên kết đều hoạt động không hiệu quả.

Trước tình hình khó khăn trong kinh doanh và áp lực về tài chính, MSC đã lập phương án tái cấu trúc, dừng hoạt động kinh doanh nông sản là hồ tiêu và cà phê nhân; tập trung giải phóng hàng tồn kho thu hồi công nợ; thanh lý tài sản nhà xưởng chế biến tiêu tại Gia Lai, Bình Dương để thu hồi vốn; thoái vốn tại tất cả các công ty để thu hồi vốn đầu tư và giải quyết lưu chuyển tiền tệ như Công ty Điện tử Phương Đông, Công ty Arirang Hà Nội (MSC nắm 46.15%), Công ty Amteco, Công ty Alo360 và Công ty Cà phê Tín Nghĩa.

Rời sàn chứng, quỹ ngoại và lãnh đạo tháo chạy

Định hướng trong năm 2019, MSC sẽ sắp xếp lại bộ máy kinh doanh, tiết giảm chi phí; đẩy mạnh bán hàng tồn kho, cắt lỗ để giảm thiểu thiệt hại tài chính; đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ cho thuê, quảng cáo. Đặc biệt, MSC có kế hoạch xây dựng showroom và làm đại lý xe du lịch tại số 7 Hoàng Minh Giám, Phú Nhuận. Đối với những mặt bằng Công ty không sử dụng hoặc chưa có điều kiện đầu tư thì tiến hành chuyển nhượng thu hồi vốn, tạo nguồn vốn để đầu tư các dự án khác.

Thêm một vấn đề nữa được HĐQT trình cổ đông sắp tới là MSC sẽ hủy niêm yết và rút khỏi công ty đại chúng. Theo MSC, hiện cổ phiếu đã bị đưa vào diện cảnh báo và không được giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế năm 2018 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2018 là số âm. Mặc dù Công ty đã lên kế hoạch tái cấu trúc, nhưng việc khắc phục tình trạng kinh doanh thua lỗ chưa thực hiện hoàn tất và dự kiến các khoản lỗ vẫn tiếp tục trong năm 2019.

Điển hình là quý đầu tiên của năm 2019, MSC tiếp tục báo lỗ gần 20 tỷ đồng do chuyển nhượng bất động sản và giảm giá bán hàng điện tử để giải quyết tồn kho.

Trong bối cảnh đó, loạt lãnh đạo MSC và đặc biệt là hai quỹ ngoại Future United và East Wisdom đã tìm đường thoát thân khi thoái hết lần lượt 5.3% và 7.5% vốn tại đây. Ngược lại, có thêm 3 cổ đông lớn là cá nhân đã gom vào lượng lớn MSC gồm ông Nguyễn Thiện Mỹ (22%), ông Nguyễn Hoàng Phi (22.95%) và bà Bùi Thị Liễu (15.6%). Hiện cổ phiếu MSC đã giảm 32% kể từ khi lên sàn, xoay quanh mức 16,000 đồng/cp.

MSC tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, được cổ phần hóa vào năm 2001 và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 2/2017. Hoạt động chính của công ty là sản xuất, bán buôn và bán lẻ sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị và linh kiện điện tử (trong đó chủ yếu là thiết bị karaoke Arirang); xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng; kinh doanh bất động sản.

Thái Hương

Fili





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đại gia Thái mộng giành ngôi vương bán lẻ thực phẩm Việt

Central Retail là ví dụ điển hình về cách một tập đoàn ngoại quốc xâm nhập vào thị trường bán lẻ - tiêu dùng đầy hứa hẹn của Việt Nam.

Chủ điện mặt trời Hồng Liêm 3 báo lãi đậm nhưng chậm thanh toán trái phiếu

Nửa đầu năm nay, Công ty TNHH Điện mặt trời Trường Lộc - Bình Thuận lãi sau thuế hơn 31 tỷ đồng, gấp 6.5 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất...

Nợ phải trả của Hưng Thịnh Land lên hơn 62.5 ngàn tỷ đồng

CTCP Hưng Thịnh Land lỗ sau thuế hơn 538 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, cùng kỳ lỗ hơn 88 tỷ đồng.

Khải Hoàn (KHG) và công ty liên quan làm gì tại dự án 6,000 tỷ đồng ở Vĩnh Long?

CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG) cho biết siêu dự án 6,000 tỷ đồng hợp tác cùng CTCP Bất động sản Khải Minh Land tại tỉnh Vĩnh Long đã được phê duyệt quy...

So kè lợi nhuận 8 tháng của 2 doanh nghiệp đầu ngành nước

Tám tháng đầu năm 2024, "ông lớn" ngành nước Biwase ghi nhận 430 tỷ đồng lãi sau thuế, trong khi TDM Water có lãi hơn 112 tỷ đồng - chỉ chiếm hơn 1/4 số lãi Biwase...

Hội nghị “Gateway to ASEAN 2024”: Bà Đặng Huỳnh Ức My chia sẻ những giải pháp đổi mới sáng tạo một cách bền vững

Ngày 06/09 vừa qua, hội nghị “Gateway to ASEAN” 2024 với chủ đề "ASEAN: Crossroad to The World” của Ngân hàng UOB Singapore đã diễn ra tại TP.HCM. Tham dự thảo luận...

Hai pháp nhân liên quan KHG tại siêu dự án Gò Găng bất ngờ giảm mạnh vốn

Hai pháp nhân liên quan KHG tham gia vào siêu dự án Gò Găng mới đây bất ngờ giảm mạnh vốn điều lệ đăng ký từ hàng ngàn tỷ đồng chỉ còn vài trăm tỷ đồng. KHG cũng...

Do đâu SSG điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận 2024 gấp 10 lần ban đầu?

Vận tải biển Hải Âu cho biết tàu Sea Dream đang bước vào giai đoạn tàu già sau gần 18 năm khai thác, vì vậy Công ty có kế hoạch bán tàu này với giá từ 3.4-3.6 triệu...

Cựu thành viên GVR lại tạm dừng hoạt động kinh doanh, có khả năng giải thể

Lãnh đạo CTCP Xây dựng - Địa ốc Cao su (UPCoM: RCD) vừa quyết định tạm dừng kinh doanh trong vòng 1 năm do hoạt động không hiệu quả.

Bất chấp sóng gió thị trường, 2 ông lớn ngành nhựa vẫn đua nhau lập đỉnh

NTP và BMP là những đối thủ truyền thống trong ngành nhựa. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, cuộc đua về giá cổ phiếu cũng đang diễn ra bất chấp tâm lý chung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98