Muốn cấm cửa Huawei, ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ

16/05/2019 09:57
16-05-2019 09:57:43+07:00

Muốn cấm cửa Huawei, ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ

Trong ngày thứ Tư (15/05), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trước những mối đe dọa tới công nghệ Mỹ, Nhà Trắng cho biết.

Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh ủy quyền cho Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross – có tham vấn với các quan chức hàng đầu khác – để ngăn chặn các giao dịch có liên quan tới công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông “tạo ra rủi ro không thể chấp nhận được tới an ninh quốc gia của nước Mỹ”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Sắc lệnh viện dẫn Luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, cho phép Tổng thống có thẩm quyền ra quy định thương mại để đối phó với tình trạng khẩn cấp quốc gia đe dọa Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ cùng các cơ quan chính phủ khác cần vạch ra kế hoạch thực thi trong vòng 150 ngày.

Sau sắc lệnh trên, Bộ Thương mại Mỹ thông báo thêm Tập đoàn Huawei Technologies và các công ty con vào Danh sách Thực thể của Cục Công nghiệp và An ninh (BIS), khiến việc Huawei làm ăn với các công ty Mỹ trở nên khó khăn hơn rất nhiều,

Việc Huawei bị thêm vào danh sách của BIS có nghĩa là các công ty Mỹ không được bán hoặc chuyển giao công nghệ cho Huawei mà không có giấy phép từ BIS. Điều này có thể gây khó dễ tới việc làm ăn của Huawei, vì Tập đoàn này phụ thuộc vào linh kiện từ một số công ty cung ứng tại Mỹ.

Lệnh có hiệu lực trong vài ngày tới, Huawei sẽ cần xin giấy phép từ Washington để mua công nghệ Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ quyết định này. Sắc lệnh này sẽ “ngăn chặn công nghệ Mỹ bị sử dụng bởi các thực thể nước ngoài theo cách có khả năng làm suy yếu an ninh quốc gia Mỹ hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết.

Phản ứng trước thông tin trên, Huawei đưa ra tuyên bố vào sáng ngày thứ Năm (16/05) rằng: “Việc hạn chế Huawei hoạt động kinh doanh ở Mỹ sẽ không giúp nước Mỹ trở nên an toàn hơn hoặc mạnh hơn; thay vào đó, điều này sẽ chỉ buộc Mỹ phải chọn những phương án thay thế kém hơn nhưng lại đắt đỏ hơn, đồng thời khiến Mỹ bị tụt lại phía sau trong cuộc đua triển khai 5G và cuối cùng là gây tổn hại tới lợi ích của công ty và người tiêu dùng Mỹ”.

Huawei cũng nói thêm: “Chúng tôi sẵn sàng và sẵn lòng phối hợp với Chính phủ  Mỹ và nghĩ ra các biện pháp hiệu quả để đảm bảo an ninh sản phẩm”.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc vẫn còn đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại và có thể làm leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các nhà mạng nhỏ ở vùng nông thôn lên tiếng phản đối sắc lệnh trên vì họ tiếp tục phụ thuộc vào thiết bị từ Huawei.

Trong một tuyên bố, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết, chính quyền sẽ “bảo vệ Mỹ khỏi các đối thủ nước ngoài – những tổ chức đang tích cực tạo ra và khai thác những lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng và dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông ở Mỹ”.

Chính quyền Trump kêu gọi các quốc gia khác không sử dụng thiết bị Huawei trong mạng 5G, với lo ngại họ có thể do thám cho chính phủ Trung Quốc. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang sau khi chính quyền Trump áp đặt thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc, khiến Bắc Kinh trả đũa.

Hồi tháng 1/2019, các công tố viên Mỹ buộc tội hai đơn vị của Huawei ở Washington âm mưu đánh cắp bí mật thương mại thuộc công ty T-Mobile. Mỹ cũng truy tố giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu một loạt tội danh, trong đó có rửa tiền, lừa đảo và vi phạm lệnh trừng phạt Iran.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khung thuế toàn cầu: vì lợi ích của ai?

Dự án Chống xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD/G20 đến nay đã có được sự đồng thuận của 140 thành viên. Nếu thực thi được, dự án này...

Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

Các ngân hàng trung ương đang hứng chịu chỉ trích vì phản ứng quá chậm trước những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát đang đi qua, chưa đầy hai năm sau khi...

BoJ: Còn quá sớm để dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ

Với lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong hơn một năm, thị trường ngày càng kỳ vọng rằng BoJ sẽ dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ vào...

Chủ tịch Fed bác bỏ kỳ vọng sẽ sớm cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Jerome Powell không cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất quyết liệt trong thời gian tới, cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát.

Giá nhà ở Mỹ tăng tháng thứ 8 liên tiếp, đạt mức cao kỷ lục mới trong tháng Chín

Giá nhà ở tại Mỹ đã tăng 0,7% trong tháng Chín so với tháng Tám trong bối cảnh lượng tồn kho thấp lịch sử tiếp tục đẩy giá nhà lên cao, ngay cả khi lãi suất thế...

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Đối với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, đồng USD yếu hơn có nghĩa là họ phải trả ít hơn cho những mặt hàng thiết yếu. Điều này có thể giúp giảm lạm...

Chỉ số lạm phát yêu thích của Fed tăng khớp với dự báo, Fed sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất?

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCE lõi) - thước đo lạm phát yêu thích của Fed - tăng khớp với dự báo của các chuyên gia trong tháng 10/2023, qua đó mang lại...

Vì sao nông dân Trung Quốc buộc phải để rau củ thối hỏng trên ruộng?

Theo một bản tin địa phương và video đăng trên mạng xã hội, nông dân Trung Quốc ở một số tỉnh đang buộc phải để rau củ thối rữa ngay trên đồng ruộng, do nhu cầu yếu...

Động thái của Jack Ma sau khi Alibaba hủy kế hoạch chia tách

Trong một bản ghi nội bộ, tỷ phú Jack Ma đã kêu gọi Alibaba Group Holding điều chỉnh lộ trình, thực hiện các thay đổi cơ bản trên quy mô toàn công ty mà ông đồng...

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự đoán nước này sẽ tăng trưởng 1,4% nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa rõ liệu Hàn Quốc có đạt được mục tiêu hay không khi đối mặt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98