Ngày 10/6, xét xử nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin

31/05/2019 08:53
31-05-2019 08:53:50+07:00

Ngày 10/6, xét xử nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin

Ngày 10/6 tới, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

* Truy tố nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên và nguyên TGĐ Vinashin

Ngày 10/6 tới, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong ba ngày (từ 10-12/6).

Hội đồng xét xử gồm năm người: hai thẩm phán, ba hội thẩm nhân, do thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa phiên tòa.

Kiểm sát viên Hoàng Ngọc Huyền là đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa.

Bốn bị cáo trong vụ án này gồm Nguyễn Ngọc Sự (sinh năm 1957, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin), Trần Đức Chính (sinh năm 1976, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin), Trương Văn Tuyến (sinh năm 1950, nguyên Tổng Giám đốc Vinashin), Phạm Thanh Sơn (sinh năm 1972, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinashin) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Có tổng số gần 10 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được thành lập theo Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án thí điểm Tập đoàn kinh tế Vinashin và Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Vinashin trên cơ sở tổ chức lại Cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Năm 2010, Vinashin được nhận 2.200 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí để tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin và 4.190 tỷ đồng của Chính phủ cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho Vinashin. Khi đó, mặc dù không được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhưng Nguyễn Ngọc Sự (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Trương Văn Tuyển (Tổng Giám đốc), Phạm Thanh Sơn (Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính) và Trần Đức Chính (Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý số tiền trên, bàn bạc thống nhất chủ trương quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) nhằm chiếm đoạt số tiền do OceanBank chi ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng.

Với mong muốn có nguồn tiền phục vụ cho hoạt động của OceanBank, Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) và cán bộ lãnh đạo tại OceanBank đã ban hành chủ trương chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng cho Vinashin để lãnh đạo Vinashin quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank.

Từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2014, Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỷ đồng do các cán bộ của OceanBank chi ngoài lãi suất cho các hợp đồng tiền gửi của Vinashin. Số tiền hơn 105 tỷ đồng này do Trần Đức Chính trực tiếp quản lý, không hạch toán vào nguồn thu của Vinashin, để ngoài sổ sách, dùng để các bị cáo chiếm hưởng cá nhân trái pháp luật, chi phí không đúng quy định của Nhà nước.

Do vậy, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kết luận các bị cáo Nguyễn Ngọc Sự, Trần Đức Chính, Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn phải chịu trách nhiệm hình sự đồng phạm về hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 105 tỷ đồng của OceanBank.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Sự đã trực tiếp ký 12 hợp đồng/giao dịch gửi tiền vào OceanBank và chiếm hưởng cá nhân 8 tỷ đồng.

Bị cáo Trần Đức Chính đã trực tiếp ký nhiều hợp đồng/giao dịch phát sinh tiền gửi tại OceanBank; trực tiếp nhận, quản lý, chi tiêu sử dụng trái nguyên tắc số tiền ngoài lãi suất theo chỉ đạo của Sự, Tuyến, Sơn và chiếm hưởng cá nhân 10 tỷ đồng.

Bị cáo Trương Văn Tuyến đã trực tiếp ký 2 hợp đồng/giao dịch tiền gửi, không chỉ đạo hạch toán số tiền ngoài lãi suất vào hệ thống sổ sách kế toán của Vinanshin; đồng thời bị cáo Tuyến là người đề xuất việc chia tiền và chiếm hưởng cá nhân số tiền 3,5 tỷ đồng.

Bị cáo Phạm Thanh Sơn trực tiếp ký nhiều hợp đồng/giao dịch gửi tiền vào OceanBank khi không có ủy quyền của người đại diện theo pháp luật, chiếm hưởng cá nhân 1,2 tỷ đồng./.

Kim Anh

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Còn 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công được giao

Bộ Tài chính đề nghị 21 bộ, cơ quan Trung ương và 30 địa phương khẩn trương hoàn thành việc phân bổ kế hoạch năm 2023 đối với số vốn chưa phân bổ khoảng 16.000 tỷ...

Công ty sản xuất module camera top 3 thế giới đề xuất đầu tư dự án 430 triệu USD tại Nghệ An

Công ty TNHH Công nghệ Qtech đang nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy ở Nghệ An, với quy mô đầu tư lên đến 430 triệu USD.

Hyosung đầu tư thêm dự án 720 triệu USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Cùng với dự án Nhà máy sợi Carbon đang được triển khai thuận lợi, Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) tiếp tục đầu tư dự án có vốn đầu tư khoảng 720 triệu USD tại Bà Rịa -...

Thu hút đầu tư xanh: Chỉ nên lọc công nghệ thay vì lọc ngành

Không thể loại trừ hết các ngành có dấu hiệu ô nhiễm mà nên chọn nâng cao công nghệ để giảm ô nhiễm và nâng hiệu quả khi chế biến, tinh lọc.

Thông tin thời điểm xét xử vụ án Tân Hoàng Minh, Việt Á, FLC

Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết trong năm 2024, dự kiến sẽ đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn, được dư luận đặc biệt quan tâm, như vụ: Tân Hoàng Minh...

Thị trường vật liệu xây dựng 'chết' theo bất động sản

Bộ Xây dựng cho biết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước đang gặp khó. Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm mạnh...

Các tập đoàn Pháp bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam

Các tập đoàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đặc biệt là nhắm đến những ngành năng lượng mới như năng lượng tái...

Cần Thơ: Nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư đối với Trung tâm đầu mối nông sản vùng ĐBSCL

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh...

Tăng trần giá vé máy bay nội địa từ ngày 01/03/2024 

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 34/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ngày 03/05/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành khung giá...

Lo tiền trả nợ, VEC đề xuất tăng phí 4 tuyến cao tốc từ đầu năm 2024

Các dự án đường cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vẫn chưa được tăng phí theo lộ trình được duyệt dẫn đến áp lực về phương án tài...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98