Nhà Trắng: Mỹ sẵn sàng ngoảnh mặt nếu không sớm có thỏa thuận với Trung Quốc

01/05/2019 14:18
01-05-2019 14:18:17+07:00

Nhà Trắng: Mỹ sẵn sàng ngoảnh mặt nếu không sớm có thỏa thuận với Trung Quốc

Nhà Trắng đang gia tăng áp lực nhằm đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong hai tuần tới, cảnh báo Mỹ sẵn sàng tâm lý để rời khỏi bàn đàm phán.

“Đàm phán sẽ không kéo dài mãi được”, Mick Mulvaney, quyền Chánh Văn phòng Nhà Trắng, nói trong ngày thứ Ba (30/04). “Tại một thời điểm nào đó trong cuộc đàm phán, bạn sẽ nói kiểu như ‘chúng tôi sắp đạt được thứ gì đó nên sẽ tiếp tục’. Mặt khác, đến khi nào đó, bạn cũng kết luận ‘nó không đi đến đâu cả’”.

“Bạn sẽ biết đàm phán sẽ đi theo hướng nào trong vòng vài tuần nữa”, Mulvaney cho biết tại Hội nghị Toàn cầu của Học viện Milken.

Nhà Trắng không còn “sốt sắng” tiến tới thỏa thuận, ông nói thêm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Sau 4 tháng đàm phán căng thẳng, chính quyền Tổng thống Donald Trump dường như đang mất kiên nhẫn, thay đổi hẳn so với những thông điệp tích cực về triển vọng đạt thỏa thuận thương mại giúp chấm dứt cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cùng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đang có mặt ở Bắc Kinh để đàm phán với Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. Ông Lưu dự kiến dẫn dắt phái đoàn Trung Quốc đến Washington vào tuần sau.

Khi rời khỏi khách sạn để tới địa điểm đàm phán trong ngày thứ Tư (01/05), ông Mnuchin cho biết họ đã gặp ông Lưu Hạc trong bữa ăn tối làm việc đêm qua. Trước đó, ông cho biết cả hai bên đều mong muốn khép lại các cuộc đàm phán.

Sau hai vòng đàm phán kế tiếp, các quan chức Mỹ hy vọng sẽ đề xuất tới Tổng thống Mỹ là chúng ta có một thỏa thuận hoặc sẽ đưa ra đề xuất là không có thỏa thuận nào, ông Mnuchin cho biết trong một buổi phỏng vấn trên chương trình “Mornings with Maria” của Fox trong ngày thứ Hai (29/04).

Đàm phán đổ vỡ có thể đảo ngược tình hình ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đập tan hy vọng nền kinh tế thế giới có thể vượt qua những rủi ro về chiến tranh thương mại. Xung đột thương mại Mỹ-Trung đã đè nặng lên tâm lý tự tin của nhà đầu tư và tác động nặng nề tới hoạt động thương mại, trong đó 9/10 chỉ số đánh giá tình hình sức khỏe của hoạt động thương mại toàn cầu từ Bloomberg đều thấp hơn mức trung bình.

Thế nhưng, các quan chức Mỹ cho biết cơ chế triển khai thỏa thuận và thời giạn biểu để gỡ bỏ hàng rào thuế quan vẫn là những vấn đề khó giải quyết. Các quan chức Trung Quốc cũng thừa nhận rằng họ xem cơ chế triển khai là một vấn đề then chốt, nhưng cho biết cơ chế này phải hai chiều và không thể chỉ áp giới hạn lên Trung Quốc.

Ở Washington, những người thân cận với cuộc đàm phán cho biết câu hỏi liệu hàng rào thuế quan lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có được gỡ bỏ hay không có lẽ cũng nằm trong những vấn đề cần phải giải quyết. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết họ có thể giữ lại một số hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trong một khoảng thời gian “khá dài”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98