Nợ công Việt Nam xuống mức thấp nhất từ năm 2015

20/05/2019 09:23
20-05-2019 09:23:40+07:00

Nợ công Việt Nam xuống mức thấp nhất từ năm 2015

Bộ Tài chính dự kiến nợ công năm 2018 ở mức 58,4% GDP, tương đương 3,2 triệu tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ năm 2015. 

Tại báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Tài chính đưa ra con số về các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2018 dựa trên thực hiện kế hoạch vay, trả nợ và các hạn mức nợ. Theo đó nợ công đã giảm xuống dưới 60% GDP, ở mức 58,4% GDP và cũng là mức thấp nhất 3 năm qua. Kết quả này cũng thấp hơn kịch bản nợ công ở mức 63,9% GDP mà Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra hồi tháng 8/2018 và trong Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Với quy mô kinh tế năm 2018 khoảng 5,5 triệu tỷ đồng, nợ công ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ. Như vậy, bình quân mỗi người dân Việt Nam gánh hơn 32 triệu đồng nợ công năm 2018. 

Đề cập tới nợ công tại phiên thảo luận ở tổ về kinh tế xã hội ngày 24/10/2018, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói "cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều so với 2-3 năm trước dù quy mô tăng nhưng áp lực nợ đã giảm". Ông Dũng cho rằng, cơ cấu lại nợ công đang đi đúng hướng là giảm nợ nước ngoài tăng nợ trong nước.

Ngoài nợ công, theo Bộ Tài chính, nợ Chính phủ 2018 ở mức 50% GDP, nợ được bảo lãnh Chính phủ là 7,9% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia 46% GDP. Nợ chính quyền địa phương khoảng 0,5% GDP. Nếu cộng các khoản vay về cho vay lại và vay Ngân hàng Phát triển thì chỉ số nợ này khoảng 0,9% GDP. Các chỉ tiêu nợ này đều nằm trong giới hạn cho phép.

Bộ Tài chính cho biết đã đưa ra loạt biện pháp "siết" quản lý nợ công. Chẳng hạn với nợ Chính phủ, cơ quan này điều chỉnh cơ cấu và khối lượng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, điều kiện thị trường. Cơ quan này đã chủ động giảm khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2018 trong bối cảnh thị trường tiền tệ, ngoại hối nhiều biến động. Mặt khác, bình quân kỳ hạn trái phiếu Chính phủ cũng dài hơn, mức 12,7 năm. Hơn 90% lượng trái phiếu huy động kỳ hạn từ 10 năm trở lên. Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ dài trong khi lãi suất giảm giúp nghĩa vụ trả nợ giảm.

Với vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài, Bộ Tài chính chủ động rà soát, công khai thông tin về khung điều kiện vay ODA, vay ưu đãi của nhà tài trợ, khả năng điều kiện cho vay lại vốn vay ODA... làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương, chủ dự án và các doanh nghiệp đề xuất dự án mới.

Ngoài ra, việc kiểm soát an toàn nợ của chính quyền địa phương được cơ quan quản lý túi tiền quốc gia thực hiện xuyên suốt, từ tham gia ý kiến với đề xuất sử dụng vốn ODA/vay ưu đãi Chính phủ đến khâu thẩm định cho vay lại và giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài cho các dự án đã được duyệt. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Tài chính khẳng định, "dứt khoát vốn vay về cho vay lại không được sử dụng cho các dự án đầu tư kém hiệu quả hoặc lĩnh vực Việt Nam đã làm chủ công nghệ".

Anh Minh

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Những nội dung quan trọng được thống nhất tại Hội nghị Trung ương 10

Theo thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hội nghị Trung ương 10 họp từ ngày 18-20/09 tại Thủ đô Hà Nội đã thảo luận, cho ý kiến và thống nhất về nhiều nội...

Trung ương giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV

Ngày 20/09, Trung ương bầu bổ sung 2 đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031...

4 tác động đối với kinh tế - tài chính thế giới và Việt Nam khi Fed hạ lãi suất

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa có đánh giá nhanh việc Fed chính thức lộ trình hạ lãi suất - tác động đối với kinh tế - tài...

Nghị quyết 143/NQ-CP: Lực đẩy quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi sau bão lũ

Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Điều quan trọng là...

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, sáng ngày 18/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo...

Chính phủ yêu cầu miễn giảm thuế phí, lãi vay cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn...

Quyết tâm đạt tăng trưởng 7% dù thách thức hơn do siêu bão

Các kịch bản tăng trưởng cao, nhiều khả năng đạt, thậm chí vượt ngưỡng trên của mục tiêu GDP năm 2024 tăng từ 6-6.5% được các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước dự...

Nếu Fed giảm lãi suất, chính sách tiền tệ và kinh tế Việt Nam sẽ thay đổi ra sao?

Việt Nam có thể duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong ngắn hạn để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phải theo dõi sát diễn biến...

Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm" để khắc phục hậu quả bão lũ

Tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam" diễn ra tối 15/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi đồng bào, đồng chí "làm việc bằng hai", "làm ngày không đủ tranh thủ làm...

Bão Yagi ước gây thiệt hại 40,000 tỷ đồng, Thủ tướng chỉ đạo giữ vững mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay 7%

Bộ Kế hoạch & Đầu tư ước tính bão Yagi gây thiệt hại 40,000 tỷ đồng cho các địa phương miền Bắc, khiến GDP năm nay thấp hơn 0.15% so với kịch bản trước đó.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98