Quá muộn để dừng dùng nguồn vốn ODA?

21/05/2019 22:22
21-05-2019 22:22:00+07:00

Quá muộn để dừng dùng nguồn vốn ODA?

Dù thừa nhận ODA là nguồn vốn có nhiều lợi thế, như lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài nhưng cũng không thể phủ nhận nguồn vốn ODA cũng là loại hàng hóa “khuyến mãi” trọn gói với nhiều góc khuất, trong đó cả lợi ích lẫn mất mát luôn đi cùng.

Thi công dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, đoạn đi qua ga Ba Son - Ảnh:Q.ĐỊNH

Tuổi Trẻ Online đã thông tin về kết quả kiểm toán năm 2018 được Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy hàng loạt dự án ODA điều chỉnh quy mô, tăng vốn đầu tư từ vài ngàn đến vài chục ngàn tỉ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt.

Một loạt các vấn đề đang xảy ra đối với một số dự án ODA như trả lương chuyên gia nước ngoài cao, kiểm soát tỉ giá không tốt, chọn phương thức thanh toán bất lợi, tính thuế sai quy định... đã biến nhiều dự án vay vốn ưu đãi ODA trở nên đắt đỏ. Tuy nhiên, một số ý kiến chuyên gia cho rằng có lẽ đã quá muộn để dừng dùng nguồn vốn ODA.

Theo TS Trần Ngọc Thơ, việc phía Việt Nam phải tuân thủ theo các điều kiện của nhà tài trợ nên "lợi thì cũng có lợi, nhưng mất mát lại quá lớn".

Ông Thơ cho rằng không khó để nhận thấy, với sự hỗ trợ tối đa về chính trị và nguồn lực tài chính từ chính quyền trung ương của một số nước, các nước chủ nhà rất dễ phải theo chiến lược "ép mua trọn gói " (bundling strategy) từ nguồn vốn ODA.

Chẳng hạn để nhận được ODA, nước chủ nhà bị đề nghị phải nhận nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng là người nước ngoài; hoặc phải trả nợ vay bằng các nguồn nguyên liệu thô; hay phải cho phép họ phát triển các dự án bất động sản ở những vị trí đắc địa hoặc nhạy cảm.

Thậm chí là những đề xuất thanh toán bằng đồng tiền nước ngoài trong giao dịch thương mại.

"Nói ngắn gọn, đây là một chiến lược mà các nước phải chịu đánh đổi bằng cách thế chấp tương lai cho một số nhà tài trợ vốn ODA. Tất cả những điều này, hơn nữa trong bối cảnh nợ công có xu hướng tăng cao, nên đặt vấn đề dừng, thậm chí dừng hẳn tiếp nhận vốn ODA lúc này e rằng cũng đã quá muộn", ông Thơ nêu quan điểm.

Thi công dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đoạn đi qua quận 9 - Ảnh:Q.ĐỊNH

Tuy nhiên, nếu thay ODA bằng nguồn vốn tư nhân trong nước dưới các hình thức hợp tác công tư, như BT chẳng hạn, ông Thơ cũng lưu ý khả năng phát sinh nhiều vấn đề lớn.

"Trong bối cảnh tư bản thân hữu và lợi ích nhóm tràn lan hiện nay, liệu chủ trương đổi đất lấy hạ tầng, dưới "cái gọi là" dừng tiếp nhận vốn ODA có tốt hơn?", ông Thơ đặt vấn đề.

Dưới góc nhìn của ông Thơ, nguồn tài trợ nào cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng có những vấn đề lớn và để lại những hệ lụy quá lớn trong dài hạn nếu không có những thay đổi thể chế phù hợp.

Chính vì vậy theo ông Thơ, vấn đề hiện nay là ngoài việc đặt vấn đề lựa chọn nguồn tài trợ nào là tối ưu, cũng nên đặt vấn đề làm thế nào để kiểm soát lợi ích nhóm và vấn đề công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và hình phạt thích đáng nếu để xảy ra tham nhũng và lãng phí.

TRẦN VŨ NGHI

TUỔI TRẺ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đại án Tập đoàn Phúc Sơn: Kỷ luật Cảnh cáo cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

Trong các ngày 10 và 11/9/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47 xem xét kỷ luật tổ chức, cá nhân liên quan đến đại án xảy ra tại Tập đoàn...

Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu...

Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới phát triển bền vững tại TPHCM

Chuyển đổi công nghiệp là nhu cầu thiết yếu của TPHCM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, tăng khả năng kết nối và nâng cao vị thế của TPHCM...

Đà Nẵng: Đề xuất gia hạn, nâng công suất cho hàng loạt mỏ đất đá

Nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, đặc biệt ưu tiên cho các công trình trọng điểm, UBND TP Đà Nẵng đề xuất nâng công suất, gia hạn các mỏ khoáng sản còn thời hạn...

Nhiều tập đoàn lớn của Hong Kong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, nhiều tập đoàn lớn của Hong Kong bày tỏ mong muốn tiếp tục đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Đầu tư 200 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió ở Long An

Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung ứng thiết bị siêu trường, siêu trọng từ 500-4.000 tấn trên mỗi thiết bị; giai đoạn đầu sẽ xuất nhập các thiết bị và phụ kiện...

Việt Nam chi 1 tỷ USD bao mua gần như toàn bộ hạt điều từ quốc gia này

Campuchia trở thành quốc gia sản xuất hạt điều thô lớn thứ hai thế giới. Còn Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để bao mua gần như toàn bộ lượng hạt điều từ quốc gia láng...

"Thủ phủ" đồ gỗ Bình Dương đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 4,2 tỷ USD

Các doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương cho biết những đơn hàng mới đang đổ về nhà máy, dự báo sẽ kín cả năm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng cơ hội đẩy...

Reuters: Ông lớn năng lượng tái tạo của Ý chuẩn bị rút khỏi Việt Nam

Theo nguồn tin từ Reuters, Enel - doanh nghiệp quốc doanh của Ý và là một trong những tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới - đang chuẩn bị rút lui khỏi thị...

Bộ Công Thương đã họp với cơ quan điều tra về 154 dự án điện mặt trời

Bộ Công Thương đã làm việc với Cơ quan an ninh điều tra (A09), Bộ Công an về rà soát 154 dự án điện mặt trời được Thanh tra Chính phủ chuyển.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98