Quy mô vụ vỡ nợ năm 2019 của Trung Quốc có thể gấp 3 lần năm ngoái?

08/05/2019 11:34
08-05-2019 11:34:15+07:00

Quy mô vụ vỡ nợ năm 2019 của Trung Quốc có thể gấp 3 lần năm ngoái?

Năm nay có thể là năm quy mô vỡ nợ trên thị trường trái phiếu Trung Quốc đạt mức cao nhất, qua đó cho thấy những hậu quả trên diện rộng từ chiến dịch kiểm soát đòn bẩy của Chính phủ Trung Quốc.

* Trung Quốc chứng kiến làn sóng vỡ nợ chưa từng thấy 

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2019, quy mô vỡ nợ trái phiếu Trung quốc đạt mức 39.2 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 5.8 tỷ USD), gấp khoảng 3.4 lần so với cùng kỳ năm 2018, dựa trên dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Nhịp độ vỡ nợ này cũng gấp 3 lần so với năm 2016, thời điểm các vụ vỡ nợ tập trung nhiều hơn trong nửa đầu năm, nhưng không giống như năm 2018. Xu hướng là rất rõ ràng: Năm 2019, quy mô vỡ nợ sẽ chạm kỷ lục mới, trừ khi có điều gì thay đổi.

Trung Quốc tiếp tục thúc giục các ngân hàng cung cấp tín dụng cho khu vực tư nhân và nhất là các công ty vừa và nhỏ. Động thái mới nhất diễn ra trong ngày thứ Hai (06/05), khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) nới lỏng quy định dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng thương mại. Thế nhưng, nhóm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tập trung vào thu hẹp hệ thống ngân hàng ngầm (shadow-banking) – nơi những quyết định tín dụng không được kiểm soát chặt chẽ và dễ dàng tạo nên những đòn bẩy không bền vững.

Đây là chiến dịch giảm bớt đòn bẩy của Chính phủ Trung Quốc – một điều góp phần lý giải tại sao quy mô vỡ nợ lại tăng vọt từ cuối năm 2017 và tiếp tục đến hôm nay. Ngược lại, năm 2016 nghiêng nhiều về câu chuyện Trung Quốc đẩy mạnh thu hẹp công suất công nghiệp vượt trội – vốn đã gây ra tác động lan truyền trên thị trường tín dụng.

“Kỳ hạn trái phiếu ngắn dẫn tới các công ty cần phải tái tài trợ thường xuyên hơn” và những tổ chức yếu về tài chính có thể gặp khó khăn, các chuyên viên phân tích tại Moody’s Investors Service viết trong báo cáo tháng trước. “Các ngân hàng dường như không muốn cho vay tới các công ty yếu hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng ngầm – vốn là nguồn tài trợ chủ yếu cho các công ty yếu thế về tài chính – tiếp tục bị thu hẹp khi Chính phủ Trung Quốc thắt chặt quy định”, các chuyên gia này cho biết.

Sau đây, Bloomberg cũng xem xét tới 5 công ty vỡ nợ trái phiếu nhiều nhất tính cho tới nay trong năm 2019.

Bất động sản và trang sức

Neoglory Holding Group là công ty chính của một tập đoàn có lĩnh vực hoạt động trải dài từ đầu tư bất động sản cho tới bán lẻ. Zhou Xiaoguang – được giới truyền thông mệnh danh là “nữ hoàng trang sức tùy chỉnh” (queen of custom jewelry) vì mảng kinh doanh trang sức – đã gầy dựng công ty cùng với chồng của bà sau khi làm người bán hàng rong trong những năm tháng khó khăn, theo Caixin Media.

Là một trong những công ty tư nhân lớn có trụ sở tại Chiết Giang – tỉnh ven biển từng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điều hành và là một trong những khu vực giàu có nhất Trung Quốc, Neoglory Holding Group không thể thanh toán nợ trái phiếu 7 tỷ Nhân dân tệ tính từ đầu năm nay, dựa trên dữ liệu từ Bloomberg.

Một số cơ quan địa phương, cùng với các cơ quan quốc gia, đã can thiệp để hỗ trợ cho nhiều tập đoàn đang gặp rắc rối về tài chính – chẳng hạn như tỉnh Sơn Đông hỗ trợ cho Tập đoàn China Wanda Group trước đó trong năm nay. Tuy nhiên, điều đó không diễn ra đối với Neoglory Holding Group, chẳng cơ quan nào đứng ra hỗ trợ cho Tập đoàn này cả. Sau nhiều năm tăng trưởng nhờ đòn bẩy lớn, Neoglory Holding Group và 3 công ty con đã bước vào giai đoạn tái cấu trúc của quá trình phá sản, theo hồ sơ nộp lên Shanghai Clearing House vào ngày 29/04/2019.

Shandong SNTON Group

Shandong SNTON Group là công ty lớn nhất trong những công ty tư nhân đã phá sản trong vài tháng gần đây ở khu vực phía đông của tỉnh Sơn Đông. Một đặc điểm nổi bật của Shandong SNTON Group (nhà sản xuất dây sắt lớn) là mức độ họ tham gia vào hoạt động bảo hiểm chéo – trong đó công ty cam kết đảm bảo cho khoản nợ của các công ty khác. Điều này gây ra rủi ro lan truyền mà các cơ quan chức trách ở Sơn Đông phải đứng ra giải quyết bằng cách hỗ trợ cho China Wanda.

Shandong SNTON Group đã vỡ nợ trên khoản 4.65 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu địa phương trong năm 2019, sau khi từng cung cấp khoản bảo lãnh nợ trị giá 86 tỷ Nhân dân tệ - tương đương 35% tổng tài sản ròng tính tới tháng 6/2018, dựa trên hồ sơ pháp lý của công ty.

Công ty của “Cha đỡ đầu”

China Minsheng Investment Group (CMIG) được xem là phiên bản Trung Quốc của JPMorgan Chase và do Dong Wenbiao – được biết đến như “cha đỡ đầu” của khu vực tư nhân Trung Quốc – điều hành. Các khoản đầu tư của CMIG – trải dài từ y tế tới hàng không – hậu thuẫn bởi nguồn tài trợ một phần đến từ hệ thống ngân hàng ngầm. Và bỗng dưng, CMIG trở thành nạn nhân của chiến dịch giảm bớt đòn bẩy của Trung Quốc.

Công ty CMIG khiến trái chủ kinh hãi vì không trả được nợ vào cuối tháng 1/2019.

Chưa hết, vào tháng 4/2019, một công ty con của CMIG cũng vỡ nợ đối với lượng trái phiếu bằng đồng USD. Ngoài ra, CMIG cũng vỡ nợ đối với lượng trái phiếu trong nước đã đến hạn thanh toán vào cuối tháng 4/2019, mặc dù họ đã thanh toán nợ nần vào 2 ngày sau đó. Công ty đã giảm bớt 43 tỷ Nhân dân tệ khoản nợ có lãi kể từ đầu năm 2018 và cố gắng giải quyết tình trạng khủng hoảng thanh khoản thông qua giải quyết nợ nần và tái cấu trúc công ty.

Cố gắng lên vị trí dẫn đầu

Không như những công ty khác trong danh sách vỡ nợ, Citic Guoan Group có mối liên kết đặc biệt với Nhà nước, một điều gì đó khiến các trái chủ có thể yên tâm phần nào. Rắc rối ở đây là chủ sở hữu công ty không nắm giữ lượng cổ phần đủ lớn để kiểm soát, dẫn tới sự hạn chế về quyền hạn cung cấp hỗ trợ của doanh nghiệp Nhà nước Citic Group. Citic Guoan đầu tư vào nhiều lĩnh vực từ đầu tư tài chính cho tới bất động sản.

Sau khi hàng loạt vụ tịch thu tài sản gây tổn hại tới khả năng thanh khoản, Công ty này đã vỡ nợ đối với 3 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu địa phương trong tháng trước, cho thấy nỗi đau của chiến dịch giảm bớt đòn bẩy của Trung Quốc đâu chỉ giới hạn trong khu vực tư nhân. Citic Guoan có lượng nợ lên tới hơn 178 tỷ Nhân dân tệ tính tới cuối tháng 9/2018, báo cáo tài chính mới nhất cho thấy. Ngoài ra, họ còn có ít nhất khoản 15 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu nước ngoài.

Trên trang web chính thức của công ty, Citic Guoan cho biết họ luôn “hướng tới vị trí dẫn đầu”, nhắm mục tiêu lọt vào top 500 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Trớ trêu thay, tại thời điểm này, họ lại lọt top 5 công ty vỡ nợ lớn nhất của năm 2019.

Goocoo Investment

Đặt trụ sở ở An Huy, tọa lạc ở phía Tây của Chiết Giang và Sơn Đông, Goocoo Investment trở thành một trong những công ty bất động sản lớn nhất của An Huy, đầu tư cả bất động sản nhà ở và thương mại. Họ đối mặt với hàng tá rắc rối khi nhà đầu tư ngày càng lo ngại về đòn bẩy cao của Công ty và sử dụng quyền để trả sớm các khoản nợ của Goocoo – qua đó tác động tiêu cực tới tình hình tài chính của Công ty.

“Áp lực tái tài trợ đặt nặng trên vai của những công ty yếu về mặt tài chính”, điều này góp phần giải thích cho quy mô vỡ nợ khổng lồ trong năm nay, theo Wang Qing, Trưởng bộ phận phân tích kinh tế tại Golden Credit Rating International ở Thượng Hải. “Nhà đầu tư vẫn lo ngại về các khoản nợ dài hạn của các công ty tư nhân vì họ sẽ tiếp tục không thanh toán được các khoản nợ”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98